Mùa Xuân đến, trên khắp mọi miền Tổ quốc, các công trình xây dựng vẫn tiếp tục vươn cao, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Những nỗ lực, cống hiến của ngành xây dựng được xã hội ghi nhận qua chất lượng các công trình từ hạ tầng, công nghiệp, công cộng đến dân dụng….
Nhân dịp đầu Xuân mới, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng xung quanh việc hình thành một giải thưởng quốc gia về lĩnh vực xây dựng.
- Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam có 65 công trình xây dựng được bình chọn và xét thưởng ở quy mô lớn, mang tầm quốc gia với danh hiệu “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam." Tuy nhiên tình trạng “bội thực” các loại giải thưởng và Cúp hiện nay đã khiến những thành quả mà nhiều doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu để đạt được không còn sức nặng. Do đó, dù là giải thưởng chính thống đầu tiên của ngành xây dựng Việt Nam nhưng có ngại Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam cũng bị “đánh đồng” như nhau, thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đúng là trong những năm gần đây có quá nhiều loại Cúp, giải thưởng, danh hiệu tôn vinh cho cả sản phẩm hàng hóa lẫn doanh nghiệp do các bộ, ngành, công ty sự kiện… bình chọn. Nhiều người kêu ca về chuyện “dễ dãi” của các giải thưởng này, tuy nhiên xin khẳng định để đạt Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam thật sự không đơn giản.
Sở dĩ đây mới là lần đầu tiên các công trình xây dựng được bình chọn một cách toàn diện về mọi yếu tố và mang tầm cỡ quốc gia vì sản phẩm của ngành có những đặc thù riêng. Công trình xây dựng là vật thể nên không thể di dời hay muốn bê đi triển lãm hoặc thi thố ở đâu là đem đi được. Hơn nữa, hoàn thành một công trình phải trải qua vài năm, đó là chưa kể rất nhiều chủ thể cùng tham gia mới tạo nên sản phẩm, rồi lại phải chờ để kiểm định chất lượng sau khi sử dụng, vận hành…
Nói đến công trình xây dựng, vấn đề đầu tiên người ta quan tâm là chất lượng bởi sức ảnh hưởng của nó tới xã hội rất lớn. Cũng bởi vậy, khi có sự cố thì “tiếng xấu” lan nhanh và bay xa. Tuy nhiên, thực sự cũng rất cần cổ vũ và động viên những doanh nghiệp đã nỗ lực làm tốt và cống hiến cho xã hội sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao. Đó cũng là lý do để Bộ Xây dựng quyết định tổ chức giải thưởng này. Và trong tương lai gần, đây sẽ là giải thưởng chính thống của ngành xây dựng Việt Nam.
- Trong số hàng ngàn công trình xây dựng đã được vận hành nhưng số Cúp vàng hẳn không nhiều, xin Cục trưởng cho biết tiêu chí lựa chọn là gì?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Trước tiên tôi phải khẳng định rằng Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam nhằm tôn vinh và quảng bá các thương hiệu uy tín thông qua các công trình tiêu biểu đạt chất lượng cao về mọi mặt. Đây cũng là dịp để động viên, khuyến khích các chủ đầu tư, nhà thầu tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình. Đặc biệt, giải thưởng uy tín này sẽ do Bộ Xây dựng bảo trợ và chỉ đạo tổ chức trực tiếp nhằm tạo tiền đề để hình thành một giải thưởng quốc gia có tính truyền thống về chất lượng xây dựng.
Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam sẽ được trao cho các công trình xây dựng đạt chất lượng cao tiêu biểu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Các công trình xét lần này sẽ tính từ thời điểm được nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng là 5 năm. Tham gia tranh giải là các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật có quy mô từ cấp III trở lên.
Theo đó, các công trình được bình chọn sẽ phải đáp ứng các tiêu chí như khi đưa vào nghiệm thu và sử dụng phải đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng yêu cầu của thiết kế về an toàn, công năng sử dụng cũng như kiến trúc; quá trình sử dụng không bộc lộ các khiếm khuyết ảnh hưởng tới chất lượng công trình, công năng sử dụng, vận hành.... Trong quá trình thi công, các công trình không để xảy ra sự cố về chất lượng, an toàn lao động. Cùng đó, các chủ thể chính tham gia không có vi phạm lớn trong hoạt động đầu tư xây dựng...
- Tuy nhiên, Cúp Vàng chất lượng xây dựng Việt Nam lần đầu tiên cũng chưa thu hút được nhiều công trình tham gia. Vậy Ban tổ chức sẽ tạo sức hấp dẫn cho sân chơi này trong những lần tiếp theo như thế nào?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đây cũng chính là một trong những điều phải bàn tới sau này. Giải thưởng lần đầu tiên, theo quy định đã hạn chế đối tượng là công trình dân dụng nên chưa thu hút các nhà thầu lớn, nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong khi đó, nhóm công trình này hiện chiếm tỷ lệ khá cao.
Vì vậy, trong thời gian tới, Ban tổ chức sẽ phải soạn thảo, ban hành cụ thể hơn các tiêu chuẩn, quy định cả về kỹ thuật, quy mô, phân loại, phân cấp… để xếp nhóm và đánh giá công trình, thu hút thêm nhiều đơn vị tham gia. Trong đó, sẽ chú trọng phân cấp theo nhiều mức độ và tuỳ từng loại công trình.
Mặt khác, chúng ta còn thiếu các chính sách cụ thể để gắn kết quyền lợi của những người làm ra sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao như thưởng tiến độ, chất lượng, tăng điểm thầu cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu hoặc có thể chỉ định thầu khi doanh nghiệp có nhiều công trình đạt chất lượng cao.
Trên thực tế, việc đánh giá, tôn vinh các công trình sản phẩm chất lượng cao chưa gắn kết với quyền lợi, lợi ích mà đơn vị đạt giải sẽ được hưởng. Đơn cử như nếu các chủ đầu tư, nhà thầu đã đạt giải sẽ được cộng điểm kỹ thuật ưu tiên trong quá trình tham gia đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cũng là việc rất nên làm.
Hiện nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hình thức này bởi nó có tác động hai chiều. Các nhà thầu phải nỗ lực bồi đắp cho công trình của mình đạt được thành quả nhất định và những nỗ lực ấy sẽ được ghi nhận, đồng thời đem lại lợi thế cho họ khi tham gia thị trường xây dựng ở những công trình tiếp theo thông qua hình thức cộng điểm ưu tiên.
Bởi vậy, việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý cho giải thưởng cũng rất quan trọng. Giải thưởng nhằm hỗ trợ, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Vậy còn nhược điểm nào cần khắc phục trong việc bình xét Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam thời gian tới thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Ngoài việc hạn chế bớt sự phân tán trong các lĩnh vực khác nhau như dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật…, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phong trào đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Hiện một số bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành như Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều có quy chế đánh giá và công nhận riêng đối với các công trình chuyên ngành đạt chất lượng cao. Điều này khó tạo sự thống nhất trong cách đánh giá và công nhận các công trình đạt chất lượng cao, chưa tạo được tiền đề cho một cuộc vận động mang tầm quốc gia.
Trong Quy chế 1.547 về đánh giá và công nhận công trình xây dựng đạt chất lượng cao, các tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng cho loại công trình dân dụng và công nghiệp, chưa có quy định cụ thể cho các loại công trình khác như giao thông; thủy lợi, thủy điện; hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, công tác thẩm tra, đánh giá và công nhận đối với các loại công trình này chưa có cơ sở thống nhất.
Cùng đó, nhận thức về, vai trò, vị trí và các nội dung của công tác quản lý chất lượng ở nhiều bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là của một số doanh nghiệp chưa đúng tầm, đôi khi còn coi nhẹ. Có doanh nghiệp bị ảnh hưởng của nếp nghĩ, cách làm cũ, chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu; năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật còn yếu, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, cải tiến.
Một yếu tố đặc biệt quan trọng khác là công tác khen thưởng đôi khi còn chậm, chưa kịp thời khuyến khích doanh nghiệp, người làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Những năm qua, chúng ta chưa tổ chức được các chương trình, giải thưởng mang tầm quốc gia về chất lượng xây dựng.
Hy vọng, Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam chính thức ra đời với dự kiến định kỳ 5 năm một lần sẽ đem lại sức lan tỏa mạnh, cống hiến ngày càng nhiều những công trình xây dựng chất lượng cao phục vụ xã hội./.
Trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
Nhân dịp đầu Xuân mới, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng xung quanh việc hình thành một giải thưởng quốc gia về lĩnh vực xây dựng.
- Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam có 65 công trình xây dựng được bình chọn và xét thưởng ở quy mô lớn, mang tầm quốc gia với danh hiệu “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam." Tuy nhiên tình trạng “bội thực” các loại giải thưởng và Cúp hiện nay đã khiến những thành quả mà nhiều doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu để đạt được không còn sức nặng. Do đó, dù là giải thưởng chính thống đầu tiên của ngành xây dựng Việt Nam nhưng có ngại Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam cũng bị “đánh đồng” như nhau, thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đúng là trong những năm gần đây có quá nhiều loại Cúp, giải thưởng, danh hiệu tôn vinh cho cả sản phẩm hàng hóa lẫn doanh nghiệp do các bộ, ngành, công ty sự kiện… bình chọn. Nhiều người kêu ca về chuyện “dễ dãi” của các giải thưởng này, tuy nhiên xin khẳng định để đạt Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam thật sự không đơn giản.
Sở dĩ đây mới là lần đầu tiên các công trình xây dựng được bình chọn một cách toàn diện về mọi yếu tố và mang tầm cỡ quốc gia vì sản phẩm của ngành có những đặc thù riêng. Công trình xây dựng là vật thể nên không thể di dời hay muốn bê đi triển lãm hoặc thi thố ở đâu là đem đi được. Hơn nữa, hoàn thành một công trình phải trải qua vài năm, đó là chưa kể rất nhiều chủ thể cùng tham gia mới tạo nên sản phẩm, rồi lại phải chờ để kiểm định chất lượng sau khi sử dụng, vận hành…
Nói đến công trình xây dựng, vấn đề đầu tiên người ta quan tâm là chất lượng bởi sức ảnh hưởng của nó tới xã hội rất lớn. Cũng bởi vậy, khi có sự cố thì “tiếng xấu” lan nhanh và bay xa. Tuy nhiên, thực sự cũng rất cần cổ vũ và động viên những doanh nghiệp đã nỗ lực làm tốt và cống hiến cho xã hội sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao. Đó cũng là lý do để Bộ Xây dựng quyết định tổ chức giải thưởng này. Và trong tương lai gần, đây sẽ là giải thưởng chính thống của ngành xây dựng Việt Nam.
- Trong số hàng ngàn công trình xây dựng đã được vận hành nhưng số Cúp vàng hẳn không nhiều, xin Cục trưởng cho biết tiêu chí lựa chọn là gì?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Trước tiên tôi phải khẳng định rằng Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam nhằm tôn vinh và quảng bá các thương hiệu uy tín thông qua các công trình tiêu biểu đạt chất lượng cao về mọi mặt. Đây cũng là dịp để động viên, khuyến khích các chủ đầu tư, nhà thầu tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình. Đặc biệt, giải thưởng uy tín này sẽ do Bộ Xây dựng bảo trợ và chỉ đạo tổ chức trực tiếp nhằm tạo tiền đề để hình thành một giải thưởng quốc gia có tính truyền thống về chất lượng xây dựng.
Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam sẽ được trao cho các công trình xây dựng đạt chất lượng cao tiêu biểu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Các công trình xét lần này sẽ tính từ thời điểm được nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng là 5 năm. Tham gia tranh giải là các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật có quy mô từ cấp III trở lên.
Theo đó, các công trình được bình chọn sẽ phải đáp ứng các tiêu chí như khi đưa vào nghiệm thu và sử dụng phải đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ thi công, đáp ứng yêu cầu của thiết kế về an toàn, công năng sử dụng cũng như kiến trúc; quá trình sử dụng không bộc lộ các khiếm khuyết ảnh hưởng tới chất lượng công trình, công năng sử dụng, vận hành.... Trong quá trình thi công, các công trình không để xảy ra sự cố về chất lượng, an toàn lao động. Cùng đó, các chủ thể chính tham gia không có vi phạm lớn trong hoạt động đầu tư xây dựng...
- Tuy nhiên, Cúp Vàng chất lượng xây dựng Việt Nam lần đầu tiên cũng chưa thu hút được nhiều công trình tham gia. Vậy Ban tổ chức sẽ tạo sức hấp dẫn cho sân chơi này trong những lần tiếp theo như thế nào?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Đây cũng chính là một trong những điều phải bàn tới sau này. Giải thưởng lần đầu tiên, theo quy định đã hạn chế đối tượng là công trình dân dụng nên chưa thu hút các nhà thầu lớn, nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Trong khi đó, nhóm công trình này hiện chiếm tỷ lệ khá cao.
Vì vậy, trong thời gian tới, Ban tổ chức sẽ phải soạn thảo, ban hành cụ thể hơn các tiêu chuẩn, quy định cả về kỹ thuật, quy mô, phân loại, phân cấp… để xếp nhóm và đánh giá công trình, thu hút thêm nhiều đơn vị tham gia. Trong đó, sẽ chú trọng phân cấp theo nhiều mức độ và tuỳ từng loại công trình.
Mặt khác, chúng ta còn thiếu các chính sách cụ thể để gắn kết quyền lợi của những người làm ra sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao như thưởng tiến độ, chất lượng, tăng điểm thầu cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu hoặc có thể chỉ định thầu khi doanh nghiệp có nhiều công trình đạt chất lượng cao.
Trên thực tế, việc đánh giá, tôn vinh các công trình sản phẩm chất lượng cao chưa gắn kết với quyền lợi, lợi ích mà đơn vị đạt giải sẽ được hưởng. Đơn cử như nếu các chủ đầu tư, nhà thầu đã đạt giải sẽ được cộng điểm kỹ thuật ưu tiên trong quá trình tham gia đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cũng là việc rất nên làm.
Hiện nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hình thức này bởi nó có tác động hai chiều. Các nhà thầu phải nỗ lực bồi đắp cho công trình của mình đạt được thành quả nhất định và những nỗ lực ấy sẽ được ghi nhận, đồng thời đem lại lợi thế cho họ khi tham gia thị trường xây dựng ở những công trình tiếp theo thông qua hình thức cộng điểm ưu tiên.
Bởi vậy, việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý cho giải thưởng cũng rất quan trọng. Giải thưởng nhằm hỗ trợ, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Vậy còn nhược điểm nào cần khắc phục trong việc bình xét Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam thời gian tới thưa ông?
Cục trưởng Lê Quang Hùng: Ngoài việc hạn chế bớt sự phân tán trong các lĩnh vực khác nhau như dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật…, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phong trào đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Hiện một số bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành như Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều có quy chế đánh giá và công nhận riêng đối với các công trình chuyên ngành đạt chất lượng cao. Điều này khó tạo sự thống nhất trong cách đánh giá và công nhận các công trình đạt chất lượng cao, chưa tạo được tiền đề cho một cuộc vận động mang tầm quốc gia.
Trong Quy chế 1.547 về đánh giá và công nhận công trình xây dựng đạt chất lượng cao, các tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng cho loại công trình dân dụng và công nghiệp, chưa có quy định cụ thể cho các loại công trình khác như giao thông; thủy lợi, thủy điện; hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, công tác thẩm tra, đánh giá và công nhận đối với các loại công trình này chưa có cơ sở thống nhất.
Cùng đó, nhận thức về, vai trò, vị trí và các nội dung của công tác quản lý chất lượng ở nhiều bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là của một số doanh nghiệp chưa đúng tầm, đôi khi còn coi nhẹ. Có doanh nghiệp bị ảnh hưởng của nếp nghĩ, cách làm cũ, chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu; năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật còn yếu, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, cải tiến.
Một yếu tố đặc biệt quan trọng khác là công tác khen thưởng đôi khi còn chậm, chưa kịp thời khuyến khích doanh nghiệp, người làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Những năm qua, chúng ta chưa tổ chức được các chương trình, giải thưởng mang tầm quốc gia về chất lượng xây dựng.
Hy vọng, Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam chính thức ra đời với dự kiến định kỳ 5 năm một lần sẽ đem lại sức lan tỏa mạnh, cống hiến ngày càng nhiều những công trình xây dựng chất lượng cao phục vụ xã hội./.
Trân trọng cảm ơn Cục trưởng!
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)