Cổ vật Huế, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn rất phong phú, hiện tập trung chủ yếu do các bảo tàng nhà nước quản lý, nhưng không ít cổ vật thuộc về tư nhân sưu tầm và cất giữ.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh vấn đề làm thế nào để phát huy giá trị cổ vật Huế.
- Xin ông cho biết tình trạng quản lý cổ vật Huế hiện nay?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Hệ thống cổ vật Huế hiện do bốn đơn vị gồm: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế, Bảo tàng văn hóa dân gian Huế quản lý với 48.500 hiện vật.
Ngoài ra, số lượng cổ vật thuộc về tư nhân đang sở hữu cũng rất lớn, nhưng không thể thống kê bằng con số cụ thể.
Chỉ riêng Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện quản lý hơn 11.500 hiện vật, trong đó có 8.800 hiện vật được bảo quản trong kho và trưng bày tại một số điểm như cung An Định, Tả Vu của điện Cần Chánh, Trai Cung thuộc đàn Nam Giao, Thiên Định cung thuộc lăng Khải Định; và khoảng hơn 2.760 hiện vật được bảo quản, trưng bày tại các khu lăng tẩm và di tích khác.
Đáng chú ý, bộ Cửu vị thần công và bộ Cửu đỉnh hiện lưu giữ và trưng bày trước và trong Đại Nội, Huế là 2 trong số 30 Bảo vật quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.
Vấn đề lớn nhất hiện nay của Thừa Thiên - Huế là không gian trưng bày, đưa các cổ vật từ trong kho ra với công chúng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm 2012, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung đã đưa công trình trùng tu điện Long An vào sử dụng, sau 3 năm thi công.
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Từ năm 1908, Điện Long An được làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám với tên gọi mới là Tân Thơ Viện. Năm 1923, công trình này trở thành Bảo tàng Khải Định, gìn giữ và trưng bày những hiện vật quý của cung đình.
Đến nay, Điện Long An vẫn là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam và xưa nhất ở Cố đô Huế. Tuy nhiên, Điện Long An hiện giờ cũng chỉ trưng bày được 424 hiện vật tiêu biểu, giới thiệu với công chúng bức tranh toàn cảnh về đời sống hoàng cung xưa qua cổ vật.
Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế có trên 22.000 hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật độc đáo và có giá trị rất cao. Tuy nhiên do giới hạn trưng bày chỉ bó hẹp trong không gian của Di Luân Đường và hai dãy nhà ngang vốn là phòng học của Trường Quốc Tử Giám nên chỉ riêng những hiện vật tiêu biểu cũng không trưng bày hết. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành cấp đất để xây dựng một cơ sở mới cho bảo tàng ở khu vực Ngự Bình, nhưng nhiều năm nay, dự án vẫn chưa thấy khởi động.
- Trong điều kiện không gian trưng bày hạn hẹp, làm thế nào để phát huy tối đa giá trị cổ vật?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có sự đầu tư trong việc ứng dụng phần mềm quản lý và giới thiệu cổ vật cung đình Huế. Trong đó, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã xây dựng xong hồ sơ khoa học và ứng dụng công nghệ phần mềm để quản lý và giới thiệu đối với du khách tất cả các hiện vật đang lưu giữ ở các khu di tích triều Nguyễn.
Hiện, Bảo tàng đang tiếp tục thực hiện đề án tiếp quản và tổ chức trưng bày tổng thể tại An Định cung và Nhà lưu niệm Đức Từ Cung để mở rộng quy mô trưng bày, nhằm phát huy giá trị cổ vật cung đình Huế trong việc thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách còn được giới thiệu về hình ảnh cố đô Huế thông qua hệ thống nghe nhìn, giới thiệu các hình ảnh Huế xưa qua các lễ hội và đặc biệt khách sẽ được tham quan cung An Định, một di tích độc đáo được xây dựng dưới thời vua Khải Định.
Trong kế hoạch dài hạn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có những đề xuất, và giải pháp nhằm đưa về Huế những cổ vật đang nằm rải rác trong và ngoài nước bị thất lạc do chiến tranh và cả những nguyên nhân khác. Thứ hai là mở rộng không gian trưng bày không chỉ đối với các bảo tàng, di tích, mà còn cả việc đưa cổ vật Huế đi trưng bày ở bên ngoài trong các chương trình triển lãm, giao lưu.
Từ nhiều năm qua, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức một số triển lãm cổ vật rất thành công tại các nước Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Những hoạt động triển làm này là dịp tốt để quản bá hình ảnh văn hoá Huế cũng như văn hoá Việt Nam ra bên ngoài, góp phần thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu đến với Cố đô.
Ở trong nước, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có các cuộc triển lãm thu hút đông đảo khách du lịch đến thưởng ngoạn như "Không gian Huế xưa qua các cổ vật," trưng bày 500 cổ vật tiêu biểu được tuyển chọn từ 22 nhà sưu tập, chủ yếu là các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, với các chất liệu như mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, thêu... có trình độ kỹ thuật cao và hết sức tinh xảo. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm đồ sứ men lam Huế đặc biệt quý hiếm.
Tất cả các cổ vật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được bố trí trưng bày kết hợp theo hình thức miêu tả đời sống thực rất tao nhã của người Huế xưa, mang đến cho người xem hoài niệm về một thuở Huế vàng son cổ kính, thể hiện những giá trị tinh hoa của văn hóa Huế; từ đó hiểu thêm về các cổ vật, một trong những di sản văn hóa của đất Cố đô.
- Do không gian trưng bày rộng, đã có không ít cổ vật trưng bày bị mất cắp, việc khắc phục tình trạng này thế nào, thưa ông?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Gần đây, bên cạnh tiến bộ việc xã hội hóa trong việc sưu tầm, hiến tặng cổ vật, thì nhiều cổ vật có giá trị ở một số lăng tẩm của vua chúa liên tiếp bị mất cắp. Mới đây, tại lăng Khải Định đã bị kẻ trộm đột nhập lấy một số đồ dùng sinh hoạt của vua Khải Định, có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam cùng một hòm công đức. Trước đó, tại lăng Minh Mạng cũng bị mất hòm công đức và nhiều cổ vật quý.
Hiện, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đề xuất với tỉnh cần có những chính sách thiết thực nhằm động viên kịp thời cho những cá nhân, tổ chức có công phát hiện, trình báo về cổ vật hay bảo vệ cổ vật trước tình trạng trộm cắp có thể xảy ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc đưa các cổ vật ra rộng rãi với công chúng còn phải kết hợp đảm bảo an toàn khỏi bị mất cắp khi trưng bày là vấn đề nan giải với chúng tôi.
Ngoài việc tăng cường công tác an ninh cho các bảo tàng, các điểm di tích như tăng cường bảo vệ, lắp đặt hệ thống camera an ninh... thì việc tuyên truyền giác ngộ và xây dựng hệ thống an ninh trong quần chúng nhân dân mới là điều quan trọng và có tính bền vững cao.
Rõ ràng, việc để mất một số cổ vật vừa qua tại Huế là bài học sâu sắc cho các nhà quản lý, nhưng nếu không có những chính sách phù hợp, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, và đặc biệt là sự ủng hộ của nhân dân thì rất khó giữ được sự an toàn cho các cổ vật nói riêng và các di sản văn hoá ở Huế nói chung.
- Xin cám ơn ông./.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh vấn đề làm thế nào để phát huy giá trị cổ vật Huế.
- Xin ông cho biết tình trạng quản lý cổ vật Huế hiện nay?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Hệ thống cổ vật Huế hiện do bốn đơn vị gồm: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế, Bảo tàng văn hóa dân gian Huế quản lý với 48.500 hiện vật.
Ngoài ra, số lượng cổ vật thuộc về tư nhân đang sở hữu cũng rất lớn, nhưng không thể thống kê bằng con số cụ thể.
Chỉ riêng Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế hiện quản lý hơn 11.500 hiện vật, trong đó có 8.800 hiện vật được bảo quản trong kho và trưng bày tại một số điểm như cung An Định, Tả Vu của điện Cần Chánh, Trai Cung thuộc đàn Nam Giao, Thiên Định cung thuộc lăng Khải Định; và khoảng hơn 2.760 hiện vật được bảo quản, trưng bày tại các khu lăng tẩm và di tích khác.
Đáng chú ý, bộ Cửu vị thần công và bộ Cửu đỉnh hiện lưu giữ và trưng bày trước và trong Đại Nội, Huế là 2 trong số 30 Bảo vật quốc gia vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.
Vấn đề lớn nhất hiện nay của Thừa Thiên - Huế là không gian trưng bày, đưa các cổ vật từ trong kho ra với công chúng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm 2012, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung đã đưa công trình trùng tu điện Long An vào sử dụng, sau 3 năm thi công.
Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Từ năm 1908, Điện Long An được làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám với tên gọi mới là Tân Thơ Viện. Năm 1923, công trình này trở thành Bảo tàng Khải Định, gìn giữ và trưng bày những hiện vật quý của cung đình.
Đến nay, Điện Long An vẫn là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam và xưa nhất ở Cố đô Huế. Tuy nhiên, Điện Long An hiện giờ cũng chỉ trưng bày được 424 hiện vật tiêu biểu, giới thiệu với công chúng bức tranh toàn cảnh về đời sống hoàng cung xưa qua cổ vật.
Bảo tàng lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế có trên 22.000 hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật độc đáo và có giá trị rất cao. Tuy nhiên do giới hạn trưng bày chỉ bó hẹp trong không gian của Di Luân Đường và hai dãy nhà ngang vốn là phòng học của Trường Quốc Tử Giám nên chỉ riêng những hiện vật tiêu biểu cũng không trưng bày hết. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành cấp đất để xây dựng một cơ sở mới cho bảo tàng ở khu vực Ngự Bình, nhưng nhiều năm nay, dự án vẫn chưa thấy khởi động.
- Trong điều kiện không gian trưng bày hạn hẹp, làm thế nào để phát huy tối đa giá trị cổ vật?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có sự đầu tư trong việc ứng dụng phần mềm quản lý và giới thiệu cổ vật cung đình Huế. Trong đó, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã xây dựng xong hồ sơ khoa học và ứng dụng công nghệ phần mềm để quản lý và giới thiệu đối với du khách tất cả các hiện vật đang lưu giữ ở các khu di tích triều Nguyễn.
Hiện, Bảo tàng đang tiếp tục thực hiện đề án tiếp quản và tổ chức trưng bày tổng thể tại An Định cung và Nhà lưu niệm Đức Từ Cung để mở rộng quy mô trưng bày, nhằm phát huy giá trị cổ vật cung đình Huế trong việc thu hút khách du lịch. Đến đây, du khách còn được giới thiệu về hình ảnh cố đô Huế thông qua hệ thống nghe nhìn, giới thiệu các hình ảnh Huế xưa qua các lễ hội và đặc biệt khách sẽ được tham quan cung An Định, một di tích độc đáo được xây dựng dưới thời vua Khải Định.
Trong kế hoạch dài hạn, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có những đề xuất, và giải pháp nhằm đưa về Huế những cổ vật đang nằm rải rác trong và ngoài nước bị thất lạc do chiến tranh và cả những nguyên nhân khác. Thứ hai là mở rộng không gian trưng bày không chỉ đối với các bảo tàng, di tích, mà còn cả việc đưa cổ vật Huế đi trưng bày ở bên ngoài trong các chương trình triển lãm, giao lưu.
Từ nhiều năm qua, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức một số triển lãm cổ vật rất thành công tại các nước Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Những hoạt động triển làm này là dịp tốt để quản bá hình ảnh văn hoá Huế cũng như văn hoá Việt Nam ra bên ngoài, góp phần thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu đến với Cố đô.
Ở trong nước, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có các cuộc triển lãm thu hút đông đảo khách du lịch đến thưởng ngoạn như "Không gian Huế xưa qua các cổ vật," trưng bày 500 cổ vật tiêu biểu được tuyển chọn từ 22 nhà sưu tập, chủ yếu là các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, với các chất liệu như mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, thêu... có trình độ kỹ thuật cao và hết sức tinh xảo. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm đồ sứ men lam Huế đặc biệt quý hiếm.
Tất cả các cổ vật có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được bố trí trưng bày kết hợp theo hình thức miêu tả đời sống thực rất tao nhã của người Huế xưa, mang đến cho người xem hoài niệm về một thuở Huế vàng son cổ kính, thể hiện những giá trị tinh hoa của văn hóa Huế; từ đó hiểu thêm về các cổ vật, một trong những di sản văn hóa của đất Cố đô.
- Do không gian trưng bày rộng, đã có không ít cổ vật trưng bày bị mất cắp, việc khắc phục tình trạng này thế nào, thưa ông?
Tiến sỹ Phan Thanh Hải: Gần đây, bên cạnh tiến bộ việc xã hội hóa trong việc sưu tầm, hiến tặng cổ vật, thì nhiều cổ vật có giá trị ở một số lăng tẩm của vua chúa liên tiếp bị mất cắp. Mới đây, tại lăng Khải Định đã bị kẻ trộm đột nhập lấy một số đồ dùng sinh hoạt của vua Khải Định, có xuất xứ từ Pháp và Việt Nam cùng một hòm công đức. Trước đó, tại lăng Minh Mạng cũng bị mất hòm công đức và nhiều cổ vật quý.
Hiện, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đề xuất với tỉnh cần có những chính sách thiết thực nhằm động viên kịp thời cho những cá nhân, tổ chức có công phát hiện, trình báo về cổ vật hay bảo vệ cổ vật trước tình trạng trộm cắp có thể xảy ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc đưa các cổ vật ra rộng rãi với công chúng còn phải kết hợp đảm bảo an toàn khỏi bị mất cắp khi trưng bày là vấn đề nan giải với chúng tôi.
Ngoài việc tăng cường công tác an ninh cho các bảo tàng, các điểm di tích như tăng cường bảo vệ, lắp đặt hệ thống camera an ninh... thì việc tuyên truyền giác ngộ và xây dựng hệ thống an ninh trong quần chúng nhân dân mới là điều quan trọng và có tính bền vững cao.
Rõ ràng, việc để mất một số cổ vật vừa qua tại Huế là bài học sâu sắc cho các nhà quản lý, nhưng nếu không có những chính sách phù hợp, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, và đặc biệt là sự ủng hộ của nhân dân thì rất khó giữ được sự an toàn cho các cổ vật nói riêng và các di sản văn hoá ở Huế nói chung.
- Xin cám ơn ông./.
Quốc Việt (Vietnam+)