Chiều 15/6, thảo luận tại tổ, hầu hết các đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Viên chức với đối tượng tác động là hơn 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện việc cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho cộng đồng như giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, thể dục, thể thao, thông tin-truyền thông, tài nguyên môi trường.
Dự thảo đã được tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng đây cũng là một dự án luật khó và phức tạp, cần xem xét, làm rõ một số vấn đề cơ bản, trong đó có phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, xây dựng Dự thảo Luật Viên chức cần phải tính đến yêu cầu xã hội hóa trong việc cung ứng các dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay; có những quy định mang tính định hướng cho việc tổ chức, phương hướng sắp xếp, quản lý đối với toàn bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cũng như phát triển đội ngũ viên chức làm việc tại các đơn vị này; đổi mới, xây dựng cơ chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiều đại biểu đồng tình việc đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là viên chức như trong Dự thảo Luật, trên thực tế, vẫn chưa bao quát hết các loại đối tượng cần điều chỉnh.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), cần phải nghiên cứu thêm hoặc đổi tên thành Luật Viên chức nhà nước cho phù hợp với đối tượng và phạm vi điều chỉnh mà Dự thảo Luật đã xác định vì hiện nay có cả viên chức trong và ngoài công lập, ví dụ giáo viên trong các trường tư thục.
Đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng phạm vi điều chỉnh như Dự thảo Luật là vừa không rõ ràng, vừa chưa đầy đủ.
Theo Dự thảo Luật, chỉ những người làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập mới là viên chức, vậy những người đang làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội như lái xe, tạp vụ, y tế, bảo vệ, đánh máy... sẽ thuộc nhóm đối tượng nào, viên chức hay người lao động. Đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.
Một số đại biểu khác lại cho rằng phạm vi điều chỉnh như Dự thảo Luật là phù hợp tuy nhiên cũng cần làm rõ thế nào là đơn vị sự nghiệp công lập.
Mặt khác, trong các đơn vị sự nghiệp công lập đang tồn tại cùng lúc nhiều loại hình lao động khác nhau. Bên cạnh các đối tượng được tuyển dụng vào biên chế hoặc theo hợp đồng làm việc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp, có một số lượng không nhỏ những người làm việc theo các hình thức hợp đồng khác trong đó có cả những đối tượng nhận thu nhập từ nguồn tự cân đối của đơn vị (ngoài quỹ lương).
Quy định về phạm vi điều chỉnh cũng chưa cụ thể. Có ý kiến cho rằng mục tiêu đặt ra đầu tiên khi tách đội ngũ viên chức khỏi đội ngũ công chức là để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước bởi nếu áp dụng cơ chế của công chức đối với đối tượng viên chức sẽ không phù hợp.
Do đó, khi xây dựng Luật này phải bám vào quan điểm này, nếu vẫn điều chỉnh như đối với công chức thì mục tiêu đặt ra sẽ không đạt được. Luật cần có những chế độ đặc thù so với Luật Công chức như về tiền lương, tuyển dụng; rạch ròi, bài bản trong xác định tính chất của loại cán bộ, loại công việc... mới xác định được địa vị pháp lý của viên chức.
Góp ý vào một số nội dung cụ thể, các đại biểu Hà Thanh Toàn (Cần Thơ), Lê Văn Hưng (Hưng Yên), Vũ Thị Phương Anh (Quảng Nam)... cho rằng một số khái niệm, phạm trù và cơ cấu một số điều trong dự thảo Luật chưa thực sự phù hợp hoặc còn chung chung, chưa rõ ràng, cần rà soát lại để đảm bảo tính đồng bộ.
Ví dụ tiêu biểu là về hợp đồng làm việc. Theo nhiều đại biểu, Bộ luật Lao động đã quy định khá cụ thể về hợp đồng lao động. Do đó, nếu đã xác định hợp đồng làm việc cũng là một loại hợp đồng lao động thì trong Luật này cũng không cần thiết phải nhắc lại các quy định đã có.
Ngược lại, có những nội dung mang tính đặc thù liên quan đến hợp đồng đối với viên chức lại chưa được thể hiện trong Dự thảo Luật. Quy định liên quan đến hợp đồng làm việc còn chung chung và có điểm chưa rõ. Điểm giống và khác nhau giữa hai loại hợp đồng này cần được làm rõ.
Bên cạnh đó, một số quy định về mối liên quan giữa viên chức với các cơ quan pháp luật, ví dụ cho thôi việc, nghỉ việc... cần hết sức rạch ròi, rõ ràng, minh bạch, không nên quá khái quát, sẽ khó thực thi.
Các đại biểu cũng cho rằng việc sắp xếp bộ máy viên chức cần gắn liền với cải cách hành chính, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp hơn./.
Dự thảo đã được tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng đây cũng là một dự án luật khó và phức tạp, cần xem xét, làm rõ một số vấn đề cơ bản, trong đó có phạm vi và đối tượng điều chỉnh.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, xây dựng Dự thảo Luật Viên chức cần phải tính đến yêu cầu xã hội hóa trong việc cung ứng các dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay; có những quy định mang tính định hướng cho việc tổ chức, phương hướng sắp xếp, quản lý đối với toàn bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng cũng như phát triển đội ngũ viên chức làm việc tại các đơn vị này; đổi mới, xây dựng cơ chế tuyển dụng, quản lý, sử dụng viên chức phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhiều đại biểu đồng tình việc đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là viên chức như trong Dự thảo Luật, trên thực tế, vẫn chưa bao quát hết các loại đối tượng cần điều chỉnh.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), cần phải nghiên cứu thêm hoặc đổi tên thành Luật Viên chức nhà nước cho phù hợp với đối tượng và phạm vi điều chỉnh mà Dự thảo Luật đã xác định vì hiện nay có cả viên chức trong và ngoài công lập, ví dụ giáo viên trong các trường tư thục.
Đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng phạm vi điều chỉnh như Dự thảo Luật là vừa không rõ ràng, vừa chưa đầy đủ.
Theo Dự thảo Luật, chỉ những người làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập mới là viên chức, vậy những người đang làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội như lái xe, tạp vụ, y tế, bảo vệ, đánh máy... sẽ thuộc nhóm đối tượng nào, viên chức hay người lao động. Đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.
Một số đại biểu khác lại cho rằng phạm vi điều chỉnh như Dự thảo Luật là phù hợp tuy nhiên cũng cần làm rõ thế nào là đơn vị sự nghiệp công lập.
Mặt khác, trong các đơn vị sự nghiệp công lập đang tồn tại cùng lúc nhiều loại hình lao động khác nhau. Bên cạnh các đối tượng được tuyển dụng vào biên chế hoặc theo hợp đồng làm việc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp, có một số lượng không nhỏ những người làm việc theo các hình thức hợp đồng khác trong đó có cả những đối tượng nhận thu nhập từ nguồn tự cân đối của đơn vị (ngoài quỹ lương).
Quy định về phạm vi điều chỉnh cũng chưa cụ thể. Có ý kiến cho rằng mục tiêu đặt ra đầu tiên khi tách đội ngũ viên chức khỏi đội ngũ công chức là để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước bởi nếu áp dụng cơ chế của công chức đối với đối tượng viên chức sẽ không phù hợp.
Do đó, khi xây dựng Luật này phải bám vào quan điểm này, nếu vẫn điều chỉnh như đối với công chức thì mục tiêu đặt ra sẽ không đạt được. Luật cần có những chế độ đặc thù so với Luật Công chức như về tiền lương, tuyển dụng; rạch ròi, bài bản trong xác định tính chất của loại cán bộ, loại công việc... mới xác định được địa vị pháp lý của viên chức.
Góp ý vào một số nội dung cụ thể, các đại biểu Hà Thanh Toàn (Cần Thơ), Lê Văn Hưng (Hưng Yên), Vũ Thị Phương Anh (Quảng Nam)... cho rằng một số khái niệm, phạm trù và cơ cấu một số điều trong dự thảo Luật chưa thực sự phù hợp hoặc còn chung chung, chưa rõ ràng, cần rà soát lại để đảm bảo tính đồng bộ.
Ví dụ tiêu biểu là về hợp đồng làm việc. Theo nhiều đại biểu, Bộ luật Lao động đã quy định khá cụ thể về hợp đồng lao động. Do đó, nếu đã xác định hợp đồng làm việc cũng là một loại hợp đồng lao động thì trong Luật này cũng không cần thiết phải nhắc lại các quy định đã có.
Ngược lại, có những nội dung mang tính đặc thù liên quan đến hợp đồng đối với viên chức lại chưa được thể hiện trong Dự thảo Luật. Quy định liên quan đến hợp đồng làm việc còn chung chung và có điểm chưa rõ. Điểm giống và khác nhau giữa hai loại hợp đồng này cần được làm rõ.
Bên cạnh đó, một số quy định về mối liên quan giữa viên chức với các cơ quan pháp luật, ví dụ cho thôi việc, nghỉ việc... cần hết sức rạch ròi, rõ ràng, minh bạch, không nên quá khái quát, sẽ khó thực thi.
Các đại biểu cũng cho rằng việc sắp xếp bộ máy viên chức cần gắn liền với cải cách hành chính, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp hơn./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)