Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, chiều 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, Báo cáo giám sát nêu rõ công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản đã được quan tâm chỉ đạo; công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước được quan tâm thực hiện, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản đã được kiện toàn một bước cơ bản. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản từng bước được đầu tư và sử dụng hợp lý hơn. Bên cạnh đó là những tiến triển trong công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
Theo thống kê chưa đầy đủ, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến gần 2.000 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Theo Đoàn giám sát, thực thi pháp luật về khoáng sản của nhiều doanh nhiệp về cơ bản là nghiêm túc, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp liên doanh với các đối tác nước ngoài từ những nước tiên tiến; thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối nghiêm túc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, trong đó trước hết là sự thiếu đồng bộ trong công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Công tác điều tra địa chất, thăm dò, đánh giá trữ lượng chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường còn những bất cập.
Một trong những vấn đề còn nhiều tồn tại và bất cập là công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; việc quản lý ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và sử dụng quỹ cũng còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo của Chính phủ, chỉ trong 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cấp 3.495 giấy phép khai thác, gấp hơn 7 lần số lượng Trung ương cấp trong 12 năm. Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; lập, phê duyệt vùng cấm khai thác khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, Đoàn giám sát cũng bày tỏ lo ngại vì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tổn thất khoáng sản và bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Trong khi đó, công nghệ khai thác khoáng sản nhìn chung còn lạc hậu; an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức; vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn ra đáng lo ngại. Công tác đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản chưa được chú trọng; xuất khẩu khoáng sản chủ yếu vẫn còn ở dạng nguyên liệu thô, tổn thất tài nguyên khoáng sản còn lớn.
Thảo luận tại phiên họp, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Báo cáo giám sát về cơ bản đã phản ánh một cách toàn diện, nghiêm túc, công phu với phạm vi rộng, tư liệu phong phú, có chất lượng về tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Nhiều ý kiến đề nghị Báo cáo giám sát cần làm rõ hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương; phân tích sâu nguyên nhân vi phạm, do tổ chức, bộ máy còn bất cập hay do chạy theo lợi ích. Nhiều ý kiến cho rằng, cần nêu bật thêm tính tương quan giữa mức độ đóng góp của khai thác khoáng sản với phần đầu tư từ ngân sách nhà nước và những tác động đối với môi trường tự nhiên và xã hội đồng thời, phản ánh đậm nét hơn kết quả xử lý vi phạm kỷ cương, pháp luật trong lĩnh vực này, chỉ ra nguyên nhân, xác định rõ chủ thể cần chấn chỉnh để các bộ, ngành, địa phương thấy được trách nhiệm của mình, có biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém.
Cơ bản tán thành với những kiến nghị, đề xuất của Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, cần có thêm những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể, sát thực tế hơn về trước mắt cũng như lâu dài, nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, đáp ứng yêu cầu quản lý, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh vi phạm.
Các ý kiến cũng đề nghị phân tích sâu sắc hơn một số vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn và sát với phạm vi giám sát hơn như: Nhận xét, đánh giá nguyên nhân, kết luận tính đúng-sai, thiếu-đủ trong các chính sách, pháp luật liên quan, những quy định cần sửa đổi, bổ sung; việc chấp hành chủ trương phân cấp, giao quyền cho địa phương trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục đích của giám sát là chỉ ra những việc thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, sửa đổi, xử lý. Để nâng cao hiệu quả, tác dụng giám sát, cần thiết ban hành Nghị quyết, chỉ đúng, chỉ rõ vấn đề cần giải quyết, người giải quyết và thời gian phải giải quyết xong./.
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, Báo cáo giám sát nêu rõ công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản đã được quan tâm chỉ đạo; công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước được quan tâm thực hiện, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản đã được kiện toàn một bước cơ bản. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản từng bước được đầu tư và sử dụng hợp lý hơn. Bên cạnh đó là những tiến triển trong công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
Theo thống kê chưa đầy đủ, số doanh nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến gần 2.000 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Theo Đoàn giám sát, thực thi pháp luật về khoáng sản của nhiều doanh nhiệp về cơ bản là nghiêm túc, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp liên doanh với các đối tác nước ngoài từ những nước tiên tiến; thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối nghiêm túc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, trong đó trước hết là sự thiếu đồng bộ trong công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Công tác điều tra địa chất, thăm dò, đánh giá trữ lượng chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường còn những bất cập.
Một trong những vấn đề còn nhiều tồn tại và bất cập là công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; việc quản lý ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và sử dụng quỹ cũng còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo của Chính phủ, chỉ trong 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cấp 3.495 giấy phép khai thác, gấp hơn 7 lần số lượng Trung ương cấp trong 12 năm. Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; lập, phê duyệt vùng cấm khai thác khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, Đoàn giám sát cũng bày tỏ lo ngại vì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tổn thất khoáng sản và bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Trong khi đó, công nghệ khai thác khoáng sản nhìn chung còn lạc hậu; an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức; vi phạm pháp luật về môi trường đang diễn ra đáng lo ngại. Công tác đầu tư cho việc chế biến sâu khoáng sản chưa được chú trọng; xuất khẩu khoáng sản chủ yếu vẫn còn ở dạng nguyên liệu thô, tổn thất tài nguyên khoáng sản còn lớn.
Thảo luận tại phiên họp, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Báo cáo giám sát về cơ bản đã phản ánh một cách toàn diện, nghiêm túc, công phu với phạm vi rộng, tư liệu phong phú, có chất lượng về tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Nhiều ý kiến đề nghị Báo cáo giám sát cần làm rõ hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương; phân tích sâu nguyên nhân vi phạm, do tổ chức, bộ máy còn bất cập hay do chạy theo lợi ích. Nhiều ý kiến cho rằng, cần nêu bật thêm tính tương quan giữa mức độ đóng góp của khai thác khoáng sản với phần đầu tư từ ngân sách nhà nước và những tác động đối với môi trường tự nhiên và xã hội đồng thời, phản ánh đậm nét hơn kết quả xử lý vi phạm kỷ cương, pháp luật trong lĩnh vực này, chỉ ra nguyên nhân, xác định rõ chủ thể cần chấn chỉnh để các bộ, ngành, địa phương thấy được trách nhiệm của mình, có biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém.
Cơ bản tán thành với những kiến nghị, đề xuất của Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, cần có thêm những giải pháp mạnh mẽ, cụ thể, sát thực tế hơn về trước mắt cũng như lâu dài, nhằm hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, đáp ứng yêu cầu quản lý, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh vi phạm.
Các ý kiến cũng đề nghị phân tích sâu sắc hơn một số vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn và sát với phạm vi giám sát hơn như: Nhận xét, đánh giá nguyên nhân, kết luận tính đúng-sai, thiếu-đủ trong các chính sách, pháp luật liên quan, những quy định cần sửa đổi, bổ sung; việc chấp hành chủ trương phân cấp, giao quyền cho địa phương trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh mục đích của giám sát là chỉ ra những việc thực hiện chưa tốt, chưa đầy đủ để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, sửa đổi, xử lý. Để nâng cao hiệu quả, tác dụng giám sát, cần thiết ban hành Nghị quyết, chỉ đúng, chỉ rõ vấn đề cần giải quyết, người giải quyết và thời gian phải giải quyết xong./.
Thanh Hòa (TTXVN)