Ngày 19/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã có chỉ đạo các đơn vị có liên quan phải kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự cố sập bốn dần cầu cạn Pháp Vân và có văn bản báo cáo Bộ trước ngày 24/4.
Chỉ đạo trên được đưa ra một ngày sau sự cố bốn phiến dầm tại Gói thầu 3A xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai ba thành phố Hà Nội bị rơi gãy.
Các cơ quan, đơn vị liên quan gồm Ban Quản lý dự án Thăng Long; Liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui - Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long; Tư vấn giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông (OC) liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), Công ty Tư vấn châu Á-Thái Bình Dương (APECO) và Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải (ITST).
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trên phải khẩn trương rà soát lại hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và thực tế thi công tại hiện trường.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị này có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại liên quan đến quá trình thi công các hạng mục công trình của Gói thầu 3A nói riêng và toàn bộ dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai ba Hà Nội, không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian thi công còn lại của gói thầu và dự án.
Ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc rơi dầm cầu dẫn, lãnh đạo bộ đã cử ông Lê Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông có mặt tại hiện trường để kiểm tra cụ thể tình hình, làm việc với Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu, chỉ đạo Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long tăng cường bảo vệ hiện trường để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra sau sự việc rơi dầm cầu.
Theo ông Công, đánh giá sơ bộ nguyên nhân ban đầu của việc rơi bốn phiến dầm là do sơ xuất của nhà thầu trong quá trình thi công, hệ mặt cầu gồm các dầm dọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, lao lắp đặt lên trụ và được liên kết bằng các dầm ngang bêtông cốt thép đổ tại chỗ.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long và đơn vị thi công, các dầm dọc đã được thi công lao lắp xong từ ngày 4/12/2009. Trong khi chuẩn bị để tiến hành thi công các dầm ngang nhà thầu đã kê kích tạm thời nhằm ổn định các dầm dọc bằng các thanh chống bằng gỗ, tuy nhiên nhà thầu đã không thi công ngay dầm ngang và thời gian kê kích tạm thời dài dẫn đến một phiến dầm bị mất ổn định, đổ nghiêng kéo theo các dầm khác đổ và rơi xuống.
Ông Công cũng cho hay, đây cũng là nội dung chủ yếu mà Bộ Giao thông Vận tải đã báo Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4 về việc rơi bốn phiến dầm cầu dẫn tại Gói thầu 3A xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì./.
Chỉ đạo trên được đưa ra một ngày sau sự cố bốn phiến dầm tại Gói thầu 3A xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai ba thành phố Hà Nội bị rơi gãy.
Các cơ quan, đơn vị liên quan gồm Ban Quản lý dự án Thăng Long; Liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui - Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long; Tư vấn giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông (OC) liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), Công ty Tư vấn châu Á-Thái Bình Dương (APECO) và Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải (ITST).
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị trên phải khẩn trương rà soát lại hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và thực tế thi công tại hiện trường.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị này có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại liên quan đến quá trình thi công các hạng mục công trình của Gói thầu 3A nói riêng và toàn bộ dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai ba Hà Nội, không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian thi công còn lại của gói thầu và dự án.
Ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về sự việc rơi dầm cầu dẫn, lãnh đạo bộ đã cử ông Lê Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông có mặt tại hiện trường để kiểm tra cụ thể tình hình, làm việc với Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu, chỉ đạo Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long tăng cường bảo vệ hiện trường để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra sau sự việc rơi dầm cầu.
Theo ông Công, đánh giá sơ bộ nguyên nhân ban đầu của việc rơi bốn phiến dầm là do sơ xuất của nhà thầu trong quá trình thi công, hệ mặt cầu gồm các dầm dọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, lao lắp đặt lên trụ và được liên kết bằng các dầm ngang bêtông cốt thép đổ tại chỗ.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long và đơn vị thi công, các dầm dọc đã được thi công lao lắp xong từ ngày 4/12/2009. Trong khi chuẩn bị để tiến hành thi công các dầm ngang nhà thầu đã kê kích tạm thời nhằm ổn định các dầm dọc bằng các thanh chống bằng gỗ, tuy nhiên nhà thầu đã không thi công ngay dầm ngang và thời gian kê kích tạm thời dài dẫn đến một phiến dầm bị mất ổn định, đổ nghiêng kéo theo các dầm khác đổ và rơi xuống.
Ông Công cũng cho hay, đây cũng là nội dung chủ yếu mà Bộ Giao thông Vận tải đã báo Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4 về việc rơi bốn phiến dầm cầu dẫn tại Gói thầu 3A xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc dự án xây dựng cầu Thanh Trì./.
Uông Lam (Vietnam+)