Giới lãnh đạo doanh nghiệp Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa cảnh báo lạm phát sẽ là thách thức kinh tế chủ yếu đối với hầu hết các nền kinh tế của khu vực trong năm nay.
Cảnh báo trên được đưa ra tại cuộc họp đầu tiên trong năm 2011 của Hội đồng Cố vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC), khai mạc ngày 15/2 tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Phát biểu trước gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp tại cuộc họp, ông Jonh Denton, đại diện của Australia tại ABAC, đồng thời là Chủ tịch Nhóm Làm việc Kinh tế và Tài chính của ABAC, nhấn mạnh: "Giá hàng hóa ngày càng leo thang sẽ tiếp tục làm gia tăng sức ép lạm phát tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển trong năm 2011."
Theo ông Denton, việc kiềm chế sức ép lạm phát mà không làm giảm "quá đáng" tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là thách thức kinh tế chủ chốt mà các nền kinh tế trong khu vực phải đối mặt trong năm nay.
Đánh giá của ông Denton được đưa ra sau khi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố các số liệu chính thức cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 1/2011 đã tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp so với mức dự đoán hơn 5% của giới thị trường. CPI của Trung Quốc tháng 1/2010 đã ở mức 4,6%, thấp hơn mức 5,1% của tháng trước đó.
Hãng Tân Hoa xã dẫn lời ông Harley Seyedin, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại miền Nam Trung Quốc (AmCham SC), cho rằng mức lạm phát 4-5% là một dấu hiệu nguy hiểm vì kinh nghiệm cho thấy, những đồn đoán về lạm phát sẽ gia tăng sau khi CPI đạt đến mức đó, và lạm phát cao sẽ thúc đẩy tình trạng thu mua tích trữ, khiến giá cả càng tăng thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu tài chính Ba Shusong của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho rằng lạm phát của nước này là thấp hơn dự đoán, đồng thời khẳng định tình hình lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang được kiểm soát.
Ông Ba Shusong cho biết: "Khi một loạt biện pháp do Chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm kiềm chế lạm phát và bình thường hóa chính sách tiền tệ trong nước bắt đầu phát huy tác dụng, sức ép giá cả trong năm nay dù vẫn cao hơn năm 2010 nhưng sẽ thấp hơn nhiều so với các mức cao của năm 2007 và 2008."
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) đã nâng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản hồi tuần trước và nâng vào lần mức dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại trong những tháng gần đây nhằm thắt chặt thanh khoản.
Chuyên gia Ba cho rằng khi các nước phát triển duy trì thanh khoản ở các mức quá đáng, một vòng sức ép lạm phát mới sẽ thách thức không chỉ Trung Quốc, mà còn những nền kinh tế đang nổi và đang phát triển khác"./.
Cảnh báo trên được đưa ra tại cuộc họp đầu tiên trong năm 2011 của Hội đồng Cố vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC), khai mạc ngày 15/2 tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Phát biểu trước gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp tại cuộc họp, ông Jonh Denton, đại diện của Australia tại ABAC, đồng thời là Chủ tịch Nhóm Làm việc Kinh tế và Tài chính của ABAC, nhấn mạnh: "Giá hàng hóa ngày càng leo thang sẽ tiếp tục làm gia tăng sức ép lạm phát tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển trong năm 2011."
Theo ông Denton, việc kiềm chế sức ép lạm phát mà không làm giảm "quá đáng" tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là thách thức kinh tế chủ chốt mà các nền kinh tế trong khu vực phải đối mặt trong năm nay.
Đánh giá của ông Denton được đưa ra sau khi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố các số liệu chính thức cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 1/2011 đã tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp so với mức dự đoán hơn 5% của giới thị trường. CPI của Trung Quốc tháng 1/2010 đã ở mức 4,6%, thấp hơn mức 5,1% của tháng trước đó.
Hãng Tân Hoa xã dẫn lời ông Harley Seyedin, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại miền Nam Trung Quốc (AmCham SC), cho rằng mức lạm phát 4-5% là một dấu hiệu nguy hiểm vì kinh nghiệm cho thấy, những đồn đoán về lạm phát sẽ gia tăng sau khi CPI đạt đến mức đó, và lạm phát cao sẽ thúc đẩy tình trạng thu mua tích trữ, khiến giá cả càng tăng thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia nghiên cứu tài chính Ba Shusong của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho rằng lạm phát của nước này là thấp hơn dự đoán, đồng thời khẳng định tình hình lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn đang được kiểm soát.
Ông Ba Shusong cho biết: "Khi một loạt biện pháp do Chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm kiềm chế lạm phát và bình thường hóa chính sách tiền tệ trong nước bắt đầu phát huy tác dụng, sức ép giá cả trong năm nay dù vẫn cao hơn năm 2010 nhưng sẽ thấp hơn nhiều so với các mức cao của năm 2007 và 2008."
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương Trung Quốc) đã nâng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản hồi tuần trước và nâng vào lần mức dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại trong những tháng gần đây nhằm thắt chặt thanh khoản.
Chuyên gia Ba cho rằng khi các nước phát triển duy trì thanh khoản ở các mức quá đáng, một vòng sức ép lạm phát mới sẽ thách thức không chỉ Trung Quốc, mà còn những nền kinh tế đang nổi và đang phát triển khác"./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)