Hãng tin ANSA ngày 1/9 dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng Tám vừa qua đã tăng cao đến mức kỷ lục kể từ năm 2008, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Bảy vừa qua gần như vẫn không thay đổi.
Theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ lạm phát trong Tháng Tám vừa qua đã tăng tới 2,8% so với mức 2,7% tháng trước và đây là mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2008. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp hầu như thay đổi rất ít, chỉ giảm 0,3% xuống còn 8% trong Tháng Bảy vừa qua so với cùng kỳ của năm ngoái.
Các quan chức ISTAT khẳng định "tình trạng bị thất nghiệp tràn lan do khủng hoảng đã chấm dứt," nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế. Hiện tại, Italy có khoảng hơn 2 triệu người đang bị thất nghiệp.
Cũng theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ của Italy, độ tuổi từ 15-24, trong Tháng Bảy vừa qua đứng ở mức 27,6%, giảm 0,3% so với tháng 6 nhưng cao hơn nhiều so với mức 26,9% của năm 2010.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đánh giá tỷ lệ thất nghiệp ở Italy đã được cải thiện hơn so với khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi có tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong Tháng Bảy vừa qua là 10%, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hội Nông dân Italy (Coldiretti) cho hay các hộ gia đình ở nước này hiện đang dành tới 19% số thu nhập của họ để chi vào các khoản giao thông đi lại, tiền nhiên liệu và các chi phí năng lượng khác, trong khi chi tiêu dành cho lương thực, thực phẩm lại giảm mạnh.
Chính phủ Italy hiện đang tìm cách điều chỉnh một số mục trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói với tổng trị giá 45,5 tỷ euro, được nội các nước này thông qua cách đây 2 tuần nhằm ổn định nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trong vòng 2 năm tới nhằm cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013, thay vì là năm 2014 như dự định trước đó.
Ngân hàng Trung ương Italy thừa nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ là cần thiết, nhưng cho rằng nó sẽ làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của Italy. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 31/8 cảnh báo họ sẽ đặc biệt quan tâm theo dõi kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói này nhằm đảm bảo rằng các biện pháp của chính phủ đáp ứng được những khuyến nghị của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra với Italy hồi tháng Sáu năm nay.
Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn thương mại lớn nhất nước này, mới đây tuyên bố họ sẽ tiến hành đình công trên phạm vi toàn quốc vào ngày 6/9 tới nhằm phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng gây tranh cãi của chính phủ trong bối cảnh đang xảy ra cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro.
Trong một tuyên bố, CGIL cho biết cuộc tổng đình công sắp tới này, dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 8 giờ "nhằm thay đổi kế hoạch thắt lưng buộc bụng sai lầm và không công bằng của chính phủ."
Hồi tháng Năm năm nay, CGIL cũng đã từng tổ chức một cuộc tổng đình công khá quy mô với khẩu hiệu là yêu cầu chính phủ nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy nền kinh tế vốn đang yếu ớt và tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Cuộc đình công đã khiến hầu hết các dịch vụ vận tải công cộng tại nhiều thành phố lớn bị tê liệt, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, một số trường học, ngân hàng bị đóng cửa./.
Theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ lạm phát trong Tháng Tám vừa qua đã tăng tới 2,8% so với mức 2,7% tháng trước và đây là mức cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 10/2008. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp hầu như thay đổi rất ít, chỉ giảm 0,3% xuống còn 8% trong Tháng Bảy vừa qua so với cùng kỳ của năm ngoái.
Các quan chức ISTAT khẳng định "tình trạng bị thất nghiệp tràn lan do khủng hoảng đã chấm dứt," nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế. Hiện tại, Italy có khoảng hơn 2 triệu người đang bị thất nghiệp.
Cũng theo số liệu của ISTAT, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ của Italy, độ tuổi từ 15-24, trong Tháng Bảy vừa qua đứng ở mức 27,6%, giảm 0,3% so với tháng 6 nhưng cao hơn nhiều so với mức 26,9% của năm 2010.
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đánh giá tỷ lệ thất nghiệp ở Italy đã được cải thiện hơn so với khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nơi có tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong Tháng Bảy vừa qua là 10%, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Hội Nông dân Italy (Coldiretti) cho hay các hộ gia đình ở nước này hiện đang dành tới 19% số thu nhập của họ để chi vào các khoản giao thông đi lại, tiền nhiên liệu và các chi phí năng lượng khác, trong khi chi tiêu dành cho lương thực, thực phẩm lại giảm mạnh.
Chính phủ Italy hiện đang tìm cách điều chỉnh một số mục trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói với tổng trị giá 45,5 tỷ euro, được nội các nước này thông qua cách đây 2 tuần nhằm ổn định nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trong vòng 2 năm tới nhằm cân bằng thâm hụt ngân sách vào năm 2013, thay vì là năm 2014 như dự định trước đó.
Ngân hàng Trung ương Italy thừa nhận các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ là cần thiết, nhưng cho rằng nó sẽ làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của Italy. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 31/8 cảnh báo họ sẽ đặc biệt quan tâm theo dõi kế hoạch thắt lưng buộc bụng trọn gói này nhằm đảm bảo rằng các biện pháp của chính phủ đáp ứng được những khuyến nghị của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra với Italy hồi tháng Sáu năm nay.
Tổng Liên đoàn Lao động Italy (CGIL), tổ chức công đoàn thương mại lớn nhất nước này, mới đây tuyên bố họ sẽ tiến hành đình công trên phạm vi toàn quốc vào ngày 6/9 tới nhằm phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng gây tranh cãi của chính phủ trong bối cảnh đang xảy ra cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro.
Trong một tuyên bố, CGIL cho biết cuộc tổng đình công sắp tới này, dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 8 giờ "nhằm thay đổi kế hoạch thắt lưng buộc bụng sai lầm và không công bằng của chính phủ."
Hồi tháng Năm năm nay, CGIL cũng đã từng tổ chức một cuộc tổng đình công khá quy mô với khẩu hiệu là yêu cầu chính phủ nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy nền kinh tế vốn đang yếu ớt và tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Cuộc đình công đã khiến hầu hết các dịch vụ vận tải công cộng tại nhiều thành phố lớn bị tê liệt, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, một số trường học, ngân hàng bị đóng cửa./.
Ngự Bình/Roma (Vietnam+)