Ngày 8/12, tại Hội nghị các nhà hoạch định chính sách kinh tế cấp cao của 29 nước châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) đang diễn ra ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, Liên hợp quốc đã cảnh báo lạm phát cao, đặc biệt là giá lương thực và nhiên liệu tăng cao hiện nay, ở châu Á-Thái Bình Dương có thể làm giảm tới 1,5% tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 và 2012 của khu vực này.
rong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng, lạm phát cao đang làm cho khu vực này khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu phát triển quốc tế.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, đồng thời là Thư ký chấp hành UNESCAP, bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh đã đến lúc các nước đang phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương phải xác định xóa đói nghèo và phát triển phổ quát không chỉ là các chương trình phúc lợi xã hội, mà còn phải là các động lực tăng trưởng.
Trong khi gần 1 tỷ người nghèo sống trong khu vực và khoảng cách phát triển để đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ có nguy cơ dãn rộng, châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước nhu cầu lớn và bức thiết phải duy trì tăng trưởng.
Mặc dù châu Á-Thái Bình Dương đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm 50% số người cùng khổ, nhưng tiến trình này vẫn chưa đồng đều giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất và các nước có nhu cầu đặc biệt.
Bà Heyzer nhấn mạnh Hội nghị các nhà hoạch định chính sách kinh tế cấp cao của các nước trong khu vực phải tìm ra chương trình nghị sự chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển bền vững và phổ quát.
Theo số liệu của UNESCAP, số người nghèo sống ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 70% tổng số người nghèo trên thế giới. Tỷ lệ người nghèo cao nhất ở Nam và Tây Nam Á lên tới 36,1%, sau đó là Đông Nam Á với 21,2%, Đông và Đông Bắc Á với 13%, Bắc và Trung Á với 8,3%.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây cũng là cơ hội để châu Á-Thái Bình Dương tái điều chỉnh tăng trưởng và tái cân bằng nền kinh tế theo hướng coi trọng nhu cầu trong nước và khu vực để duy trì các động lực phát triển.
Trong thuyết trình tại Hội nghị, giáo sư Robert Mundell của trường Đại học Columbia (Mỹ), người đoạt Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1999, đã kêu gọi các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đẩy nhanh tiến trình cải tổ kinh tế để vượt qua tác động bất lợi của khủng hoảng nợ của châu Âu. Ông cho rằng cùng với đồng USD và đồng tiền chung châu Âu (euro) mà ông tin là sẽ đứng vững bất chấp khủng hoảng nợ trong khu vực đồng tiền chung này, châu Á-Thái Bình Dương cần thiết lập đồng tiền thế giới mới trong bối cảnh đồng USD bất ổn định lớn về tỷ giá hối đoái gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trong vài thập kỷ qua./.
rong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu xấu đi nhanh chóng, lạm phát cao đang làm cho khu vực này khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu phát triển quốc tế.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, đồng thời là Thư ký chấp hành UNESCAP, bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh đã đến lúc các nước đang phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương phải xác định xóa đói nghèo và phát triển phổ quát không chỉ là các chương trình phúc lợi xã hội, mà còn phải là các động lực tăng trưởng.
Trong khi gần 1 tỷ người nghèo sống trong khu vực và khoảng cách phát triển để đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ có nguy cơ dãn rộng, châu Á-Thái Bình Dương đang đứng trước nhu cầu lớn và bức thiết phải duy trì tăng trưởng.
Mặc dù châu Á-Thái Bình Dương đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm 50% số người cùng khổ, nhưng tiến trình này vẫn chưa đồng đều giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất và các nước có nhu cầu đặc biệt.
Bà Heyzer nhấn mạnh Hội nghị các nhà hoạch định chính sách kinh tế cấp cao của các nước trong khu vực phải tìm ra chương trình nghị sự chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển bền vững và phổ quát.
Theo số liệu của UNESCAP, số người nghèo sống ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 70% tổng số người nghèo trên thế giới. Tỷ lệ người nghèo cao nhất ở Nam và Tây Nam Á lên tới 36,1%, sau đó là Đông Nam Á với 21,2%, Đông và Đông Bắc Á với 13%, Bắc và Trung Á với 8,3%.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây cũng là cơ hội để châu Á-Thái Bình Dương tái điều chỉnh tăng trưởng và tái cân bằng nền kinh tế theo hướng coi trọng nhu cầu trong nước và khu vực để duy trì các động lực phát triển.
Trong thuyết trình tại Hội nghị, giáo sư Robert Mundell của trường Đại học Columbia (Mỹ), người đoạt Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1999, đã kêu gọi các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đẩy nhanh tiến trình cải tổ kinh tế để vượt qua tác động bất lợi của khủng hoảng nợ của châu Âu. Ông cho rằng cùng với đồng USD và đồng tiền chung châu Âu (euro) mà ông tin là sẽ đứng vững bất chấp khủng hoảng nợ trong khu vực đồng tiền chung này, châu Á-Thái Bình Dương cần thiết lập đồng tiền thế giới mới trong bối cảnh đồng USD bất ổn định lớn về tỷ giá hối đoái gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trong vài thập kỷ qua./.
(TTXVN/Vietnam+)