Trong nhiều qua, xã Quảng Châu (tỉnh Hưng Yên) luôn được nhắc đến như một điển hình về phát triển kinh tế vùng bãi do năng động trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Xác định trồng đay, ngô, lạc… cho năng suất và hiệu quả thấp, địa phương đã chuyển sang trồng cây ăn quả có múi và cây nhãn lồng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Xã Quảng Châu đã mạnh dạn chuyển đổi từ ô thửa có diện tích dài, hẹp phù hợp cho việc trồng ngô, đay… sang ô thửa vuông để thuận tiện phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ông Dương Hữu Ất, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Châu, cho biết, toàn xã có hơn 2.000 hộ dân trồng nhãn. Do điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, giống nhãn lồng lại không cần chăm sóc nhiều, vẫn phát triển rất tốt, sản lượng đạt trên 1.500 tấn/năm, chất lượng quả to, cùi dày, mẫu mã đẹp và được thương lái tìm đến tận vườn thu hái.
Hiện tại, 100% diện tích đất ngoài bãi của xã đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao. Trong đó 160 ha đất chủ yếu trồng nhãn, cam đường canh, cam Vinh, chuối tiêu hồng cho thu nhập đạt trung bình 240 tỷ đồng/năm. 135 ha đất dành để trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khoảng 130 tỷ đồng/năm.
Ông Dương Hữu Nghệ, Trưởng thôn 5, xã Quảng Châu, hồ hởi chia sẻ, cả thôn có 120 hộ trồng dâu nuôi tằm, sau mỗi lứa tằm, mỗi hộ thu về bình quân 10 triệu đồng. Không những chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài đất bãi mà trong những vườn nhà, người dân cũng chặt cây nhãn to, nhãn tạp, năng suất và chất lượng thấp sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao.
Để có được những thành quả như hôm nay, xã Quảng Châu đã phối hợp với các cấp, ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc cây con, hỗ trợ nông dân mua phân bón trả chậm, cho vay vốn, tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất hiệu quả cao, phát triển giao thông nông thôn, đưa đường điện ra tận chân ruộng để phục vụ tưới tiêu. /.
Xác định trồng đay, ngô, lạc… cho năng suất và hiệu quả thấp, địa phương đã chuyển sang trồng cây ăn quả có múi và cây nhãn lồng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Xã Quảng Châu đã mạnh dạn chuyển đổi từ ô thửa có diện tích dài, hẹp phù hợp cho việc trồng ngô, đay… sang ô thửa vuông để thuận tiện phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ông Dương Hữu Ất, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Châu, cho biết, toàn xã có hơn 2.000 hộ dân trồng nhãn. Do điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, giống nhãn lồng lại không cần chăm sóc nhiều, vẫn phát triển rất tốt, sản lượng đạt trên 1.500 tấn/năm, chất lượng quả to, cùi dày, mẫu mã đẹp và được thương lái tìm đến tận vườn thu hái.
Hiện tại, 100% diện tích đất ngoài bãi của xã đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao. Trong đó 160 ha đất chủ yếu trồng nhãn, cam đường canh, cam Vinh, chuối tiêu hồng cho thu nhập đạt trung bình 240 tỷ đồng/năm. 135 ha đất dành để trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khoảng 130 tỷ đồng/năm.
Ông Dương Hữu Nghệ, Trưởng thôn 5, xã Quảng Châu, hồ hởi chia sẻ, cả thôn có 120 hộ trồng dâu nuôi tằm, sau mỗi lứa tằm, mỗi hộ thu về bình quân 10 triệu đồng. Không những chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài đất bãi mà trong những vườn nhà, người dân cũng chặt cây nhãn to, nhãn tạp, năng suất và chất lượng thấp sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao.
Để có được những thành quả như hôm nay, xã Quảng Châu đã phối hợp với các cấp, ngành chức năng mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc cây con, hỗ trợ nông dân mua phân bón trả chậm, cho vay vốn, tổ chức cho nông dân tham quan học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất hiệu quả cao, phát triển giao thông nông thôn, đưa đường điện ra tận chân ruộng để phục vụ tưới tiêu. /.
Văn Giáp (TTXVN)