Gần 10 năm dày công tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch khắp nơi đến với Sa Pa, Lào Cai, "tây có, ta có", Tẩn Thị Shua đã gây dựng cho mình một ngôi nhà phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả, cho thu nhập kinh tế cao và bền vững.
Hàng năm, ngôi nhà phát triển du lịch cộng đồng tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương, đồng thời được nhiều hộ dân học hỏi và làm theo.
Cách làm của chị Tẩn Thị Shua đang từng ngày thay đổi nếp nghĩ của người Mông về vai trò người phụ nữ trong mỗi hộ gia đình.
Tẩn Thị Shua năm nay 25 tuổi, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lao Chải, huyện Sa Pa, được coi là trụ cột về kinh tế, tinh thần của cả một dòng họ người Mông.
Với nỗ lực học hỏi để tìm sự phát triển bền vững, chị cho biết; "Thực ra, người Mông ở Sa Pa đã đưa du lịch cộng đồng vào phát triển một, hai năm nay. Người Mông cũng làm cái nhà như tôi nhưng hầu như họ không thành công, bởi họ chưa biết cách phát huy những tiềm năng sẵn có, một phần cũng do chưa tiếp thu được cái mới, sự thay đổi theo sở thích của khách du lịch."
"Chính từ những bài học đó, tôi đã học hỏi tất cả mọi người đi trước, đồng thời tìm hiểu các tập tục, văn hóa của người Dáy, Tày, Dao... học cách phát triển du lịch cộng đồng mà họ làm rất tốt tại những địa phương khác."
Từ cách làm mới trong việc phát triển dịch vụ và khéo léo khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, Tẩn Thị Shua đã biến ngôi nhà của mình trở thành địa chỉ hấp dẫn khách du lịch thăm quan.
Nhiều người đến đây để chọn cho mình vài món đồ lưu niệm, người ghé qua để dừng chân ăn uống. Có nhiều đoàn khách đã chọn ngôi nhà Tẩn Thị Shua để nghỉ lại vài ngày trong hành trình khám phá các bản làng vùng cao Sa Pa.
Bà Gloria Daniers, khách du lịch người Anh cho biết: "Khó có thể hình dung nơi đây lại có một căn nhà đẹp với phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp như thế này. Tôi nghĩ rằng cách người phụ nữ này đang làm nên được khuyến khích và mở rộng để nhiều gia đình có cuộc sống tốt hơn."
Nếp nhà cũ được Tẩn Thị Shua khéo léo tu sửa lại với vài phòng ăn, nhà bếp, gác nghỉ và một khu sản xuất bán đồ thổ cẩm tại chỗ, tạo nên một khu du lịch nhỏ ấm cúng và độc đáo.
Không chỉ lo được kinh tế ổn định cho bản thân mình, hiện ngôi nhà du lịch mang tên của chị còn là nơi tạo việc làm cho cả dòng họ và nhiều bạn bè, bà con trong thôn bản. Họ được Shua dậy nấu nướng, chỉ dẫn dọn dẹp phòng nghỉ, cách trình bày một gian hàng thổ cẩm hay cách tính sổ sách để tính toán thu chi.
Chị Lý Thị Mẩy cho hay: "Trước đây mình hay theo khách du lịch để bán hàng cực khổ lắm, mà thu nhập thất thường chẳng được bao nhiêu. Nhưng từ khi theo Shua mở nhà hàng này, mình ở đây thêu may và bán thổ cẩm ngay tại chỗ không phải đi đâu xa nữa, mỗi ngày cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Giờ đây, hàng của mình làm ra cũng bán được nhiều hơn trước, nhiều nhà khác cũng cho con cháu đến đây làm, ai đến cũng được Shua giúp đỡ tận tình, tạo cho cái nghề thu nhập ổn định."
Nhà nghỉ của Shua được du khách biết đến nhiều hơn khi chị áp dụng công nghệ thông tin quảng cáo với những tờ gấp, tờ rơi, xây dựng cả website để quảng bá.
Tẩn Thị Shua cho biết thêm: "Sắp tới sẽ thu hút các bạn muốn làm hướng dẫn viên du lịch đến đây để học, hy vọng các bạn sẽ trở thành những hướng dẫn viên du lịch mang đặc trưng Sa Pa."
Đó là điều hết sức đặc biệt, bởi trước đây người phụ nữ dân tộc Mông gắn liền với bếp núc ruộng nương, ít có tiếng nói trong gia đình, dòng tộc, nay Tẩn Thị Shua đang tạo ra một sự khác biệt làm thay đổi nếp nghĩ của gia đình và cộng đồng người Mông về người phụ nữ thời đại mới./.
Hàng năm, ngôi nhà phát triển du lịch cộng đồng tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương, đồng thời được nhiều hộ dân học hỏi và làm theo.
Cách làm của chị Tẩn Thị Shua đang từng ngày thay đổi nếp nghĩ của người Mông về vai trò người phụ nữ trong mỗi hộ gia đình.
Tẩn Thị Shua năm nay 25 tuổi, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lao Chải, huyện Sa Pa, được coi là trụ cột về kinh tế, tinh thần của cả một dòng họ người Mông.
Với nỗ lực học hỏi để tìm sự phát triển bền vững, chị cho biết; "Thực ra, người Mông ở Sa Pa đã đưa du lịch cộng đồng vào phát triển một, hai năm nay. Người Mông cũng làm cái nhà như tôi nhưng hầu như họ không thành công, bởi họ chưa biết cách phát huy những tiềm năng sẵn có, một phần cũng do chưa tiếp thu được cái mới, sự thay đổi theo sở thích của khách du lịch."
"Chính từ những bài học đó, tôi đã học hỏi tất cả mọi người đi trước, đồng thời tìm hiểu các tập tục, văn hóa của người Dáy, Tày, Dao... học cách phát triển du lịch cộng đồng mà họ làm rất tốt tại những địa phương khác."
Từ cách làm mới trong việc phát triển dịch vụ và khéo léo khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, Tẩn Thị Shua đã biến ngôi nhà của mình trở thành địa chỉ hấp dẫn khách du lịch thăm quan.
Nhiều người đến đây để chọn cho mình vài món đồ lưu niệm, người ghé qua để dừng chân ăn uống. Có nhiều đoàn khách đã chọn ngôi nhà Tẩn Thị Shua để nghỉ lại vài ngày trong hành trình khám phá các bản làng vùng cao Sa Pa.
Bà Gloria Daniers, khách du lịch người Anh cho biết: "Khó có thể hình dung nơi đây lại có một căn nhà đẹp với phong cách phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp như thế này. Tôi nghĩ rằng cách người phụ nữ này đang làm nên được khuyến khích và mở rộng để nhiều gia đình có cuộc sống tốt hơn."
Nếp nhà cũ được Tẩn Thị Shua khéo léo tu sửa lại với vài phòng ăn, nhà bếp, gác nghỉ và một khu sản xuất bán đồ thổ cẩm tại chỗ, tạo nên một khu du lịch nhỏ ấm cúng và độc đáo.
Không chỉ lo được kinh tế ổn định cho bản thân mình, hiện ngôi nhà du lịch mang tên của chị còn là nơi tạo việc làm cho cả dòng họ và nhiều bạn bè, bà con trong thôn bản. Họ được Shua dậy nấu nướng, chỉ dẫn dọn dẹp phòng nghỉ, cách trình bày một gian hàng thổ cẩm hay cách tính sổ sách để tính toán thu chi.
Chị Lý Thị Mẩy cho hay: "Trước đây mình hay theo khách du lịch để bán hàng cực khổ lắm, mà thu nhập thất thường chẳng được bao nhiêu. Nhưng từ khi theo Shua mở nhà hàng này, mình ở đây thêu may và bán thổ cẩm ngay tại chỗ không phải đi đâu xa nữa, mỗi ngày cũng kiếm được hơn 100.000 đồng. Giờ đây, hàng của mình làm ra cũng bán được nhiều hơn trước, nhiều nhà khác cũng cho con cháu đến đây làm, ai đến cũng được Shua giúp đỡ tận tình, tạo cho cái nghề thu nhập ổn định."
Nhà nghỉ của Shua được du khách biết đến nhiều hơn khi chị áp dụng công nghệ thông tin quảng cáo với những tờ gấp, tờ rơi, xây dựng cả website để quảng bá.
Tẩn Thị Shua cho biết thêm: "Sắp tới sẽ thu hút các bạn muốn làm hướng dẫn viên du lịch đến đây để học, hy vọng các bạn sẽ trở thành những hướng dẫn viên du lịch mang đặc trưng Sa Pa."
Đó là điều hết sức đặc biệt, bởi trước đây người phụ nữ dân tộc Mông gắn liền với bếp núc ruộng nương, ít có tiếng nói trong gia đình, dòng tộc, nay Tẩn Thị Shua đang tạo ra một sự khác biệt làm thay đổi nếp nghĩ của gia đình và cộng đồng người Mông về người phụ nữ thời đại mới./.
Bùi Thanh Hải (Vietnam+)