Trong gần hai năm trở lại đây, lãi suất huy động USD ở Việt Nam ở mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, mức cao hơn từ 4% - 5%/năm.
Mức lãi suất hấp dẫn này khiến một số một số chuyên gia nhận định rằng đã hút được dòng tiền kiều hối lớn chuyển về Việt Nam để đầu tư hưởng chênh lệch lãi suất và họ tỏ ra lo ngại Quyết định khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm có thể ảnh hưởng đến việc thu hút dòng tiền kiều hối.
Tuy nhiên từ một nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI), sau khi tiến hành phỏng vấn thăm dò ý kiến đại diện của nhiều thành phần người Việt Nam định cư tại nước ngoài, trong đó có cả một số chuyên gia ngân hàng thường có mối quan hệ với các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chỉ ra, những lo ngại trên là không có cơ sở.
VAFI phân tích, trong những năm qua, xuất khẩu lao động của nước ta ngày càng tăng lên, mỗi năm Việt Nam có khoảng từ 70.000-80.000 lao động xuất khẩu. Gần như toàn bộ thu nhập từ nguồn này đều được chuyển về nước, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng tiền kiều hối và là nhân tố làm tăng lượng kiều hối hàng năm.
Ngoài ra, những người Việt làm việc lâu dài ở nước ngoài nhưng không có ý định ở lại sau khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc người Việt làm ăn ở nước ngoài trong một khoảng thời gian, thường có xu hướng chuyển thu nhập về nước để mua nhà cửa đất đai hoặc gửi tiết kiệm nhưng ít có kế hoạch chuyển tiền ra nước ngoài. Hơn nữa, sự gia tăng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng góp phần tăng nguồn kiều hối.
Hiện nay, chính sách của Ngân hàng nhà nước rất thông thoáng, cho phép Việt kiều gửi ngoại tệ không hạn chế về Việt Nam, không cần thủ tục hành chính và chỉ mất phí chuyển tiền. Trong khi đó, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bị kiểm soát nghiêm ngặt.
Cụ thể, việc chuyển tiền học phí phải có đủ giấy tờ theo quy định và số tiền rất hạn chế, người dân dùng thẻ thanh toán quốc tế về nguyên tắc sẽ quản lý nếu như khoản chi tiêu quá lớn so với nhu cầu chi tiêu du lịch hay việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài phải có dự án và có đầy đủ giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước...
Do đó VAFI cho rằng, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài không đơn giản và bất hợp pháp nếu không theo các qui định của pháp luật. Việc chuyển “chui“ ngoại tệ sẽ rất rủi ro về pháp lý và có lẽ không phải là sự lựa chọn của đông đảo người có nhu cầu gửi kiều hối.
Từ góc độ, phân tích và nghiên cứu của mình, VAFI nhận định: “Việc khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ USD ở mức thấp không ảnh hưởng tới việc thu hút kiều hối. Trên thế giới chắc không có quốc gia nào duy trì chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ quá cao để đạt mục đích thu hút nhiều kiều hối vì như thế là phi kinh tế”./.
Mức lãi suất hấp dẫn này khiến một số một số chuyên gia nhận định rằng đã hút được dòng tiền kiều hối lớn chuyển về Việt Nam để đầu tư hưởng chênh lệch lãi suất và họ tỏ ra lo ngại Quyết định khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức không quá 3%/năm có thể ảnh hưởng đến việc thu hút dòng tiền kiều hối.
Tuy nhiên từ một nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI), sau khi tiến hành phỏng vấn thăm dò ý kiến đại diện của nhiều thành phần người Việt Nam định cư tại nước ngoài, trong đó có cả một số chuyên gia ngân hàng thường có mối quan hệ với các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chỉ ra, những lo ngại trên là không có cơ sở.
VAFI phân tích, trong những năm qua, xuất khẩu lao động của nước ta ngày càng tăng lên, mỗi năm Việt Nam có khoảng từ 70.000-80.000 lao động xuất khẩu. Gần như toàn bộ thu nhập từ nguồn này đều được chuyển về nước, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng tiền kiều hối và là nhân tố làm tăng lượng kiều hối hàng năm.
Ngoài ra, những người Việt làm việc lâu dài ở nước ngoài nhưng không có ý định ở lại sau khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc người Việt làm ăn ở nước ngoài trong một khoảng thời gian, thường có xu hướng chuyển thu nhập về nước để mua nhà cửa đất đai hoặc gửi tiết kiệm nhưng ít có kế hoạch chuyển tiền ra nước ngoài. Hơn nữa, sự gia tăng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng góp phần tăng nguồn kiều hối.
Hiện nay, chính sách của Ngân hàng nhà nước rất thông thoáng, cho phép Việt kiều gửi ngoại tệ không hạn chế về Việt Nam, không cần thủ tục hành chính và chỉ mất phí chuyển tiền. Trong khi đó, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bị kiểm soát nghiêm ngặt.
Cụ thể, việc chuyển tiền học phí phải có đủ giấy tờ theo quy định và số tiền rất hạn chế, người dân dùng thẻ thanh toán quốc tế về nguyên tắc sẽ quản lý nếu như khoản chi tiêu quá lớn so với nhu cầu chi tiêu du lịch hay việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài phải có dự án và có đầy đủ giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước...
Do đó VAFI cho rằng, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài không đơn giản và bất hợp pháp nếu không theo các qui định của pháp luật. Việc chuyển “chui“ ngoại tệ sẽ rất rủi ro về pháp lý và có lẽ không phải là sự lựa chọn của đông đảo người có nhu cầu gửi kiều hối.
Từ góc độ, phân tích và nghiên cứu của mình, VAFI nhận định: “Việc khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ USD ở mức thấp không ảnh hưởng tới việc thu hút kiều hối. Trên thế giới chắc không có quốc gia nào duy trì chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ quá cao để đạt mục đích thu hút nhiều kiều hối vì như thế là phi kinh tế”./.
Linh Chi (Vietnam+)