Theo Ngân hàng Nhà nước, từ trung tuần tháng Tám đến nay, cả lãi suất huy động và cho vay vẫn tiếp tục duy trì sự ổn định.
Hiện lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức từ 1-2%/năm, dưới một tháng là 2%/năm; kỳ hạn từ mọt tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm và từ 12 tháng trở lên là 10-12%/năm. Lãi suất huy động USD ổn định phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%-1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Cùng với sự ổn định của lãi suất huy động, diễn biến của lãi suất cho vay cũng bình lặng. Một số ngân hàng vẫn dành các chương trình cho vay ưu đãi áp dụng cho từng nhóm đối tượng. Điển hình như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lương thực đối với các công ty lương thực được giao thu mua tạm trữ kỳ hạn ba tháng từ tối đa 11,5%/năm xuống tối đa 11%/năm.
[VIB: Lãi suất vay của khách hàng cá nhân từ 9,9%]
Từ 15/8 đến 10/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế (VIB) cũng triển khai cho khách hàng cá nhân vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà với lãi suất từ 9,9%/năm trong ba tháng đầu và vay phục vụ sản xuất - kinh doanh với lãi suất từ 11,5%/năm trong ba tháng đầu. Từ tháng thứ tư, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh theo điều kiện của thị trường. Hiện nay ngân hàng này đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa là 14,99%/năm cho hơn 20.000 khoản vay đáp ứng các tiêu chí của VIB.
Nhìn chung toàn thị trường, hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.
Trên thị trường liên ngân hàng, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng doanh số giao dịch bằng VND đạt xấp xỉ 110.489 tỷ đồng, bình quân khoảng 22.098 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 56.818 tỷ đồng, bình quân khoảng 11.364 tỷ đồng/ngày.
Các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đạt khoảng 66.311 tỷ đồng, tương đương 60% tổng doanh số giao dịch bằng VND. Thời điểm trung tuần, ghi nhận lãi suất giao dịch bình quân các kỳ hạn từ qua đêm đến 1 tháng tăng (từ 0,05% kỳ hạn ba tuần và 0,67% kỳ hạn qua đêm); lãi suất các kỳ hạn từ hai tháng đến 12 tháng giảm nhẹ từ 0,15% đến 0,64%. Đáng chú ý, riêng kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất tăng mạnh 5,72%/năm.
Cùng đó, thị trường ngoại hối diễn biến ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được cải thiện với trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống ở mức dương nhẹ. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tiếp tục trong xu hướng giảm, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng mốc 20.830đồng/ 20.860 đồng/USD./.
Hiện lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức từ 1-2%/năm, dưới một tháng là 2%/năm; kỳ hạn từ mọt tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm và từ 12 tháng trở lên là 10-12%/năm. Lãi suất huy động USD ổn định phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%-1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Cùng với sự ổn định của lãi suất huy động, diễn biến của lãi suất cho vay cũng bình lặng. Một số ngân hàng vẫn dành các chương trình cho vay ưu đãi áp dụng cho từng nhóm đối tượng. Điển hình như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lương thực đối với các công ty lương thực được giao thu mua tạm trữ kỳ hạn ba tháng từ tối đa 11,5%/năm xuống tối đa 11%/năm.
[VIB: Lãi suất vay của khách hàng cá nhân từ 9,9%]
Từ 15/8 đến 10/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế (VIB) cũng triển khai cho khách hàng cá nhân vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà với lãi suất từ 9,9%/năm trong ba tháng đầu và vay phục vụ sản xuất - kinh doanh với lãi suất từ 11,5%/năm trong ba tháng đầu. Từ tháng thứ tư, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh theo điều kiện của thị trường. Hiện nay ngân hàng này đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa là 14,99%/năm cho hơn 20.000 khoản vay đáp ứng các tiêu chí của VIB.
Nhìn chung toàn thị trường, hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10-13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-15%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-8%/năm đối với trung và dài hạn.
Trên thị trường liên ngân hàng, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng doanh số giao dịch bằng VND đạt xấp xỉ 110.489 tỷ đồng, bình quân khoảng 22.098 tỷ đồng/ngày; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND đạt 56.818 tỷ đồng, bình quân khoảng 11.364 tỷ đồng/ngày.
Các giao dịch liên ngân hàng tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đạt khoảng 66.311 tỷ đồng, tương đương 60% tổng doanh số giao dịch bằng VND. Thời điểm trung tuần, ghi nhận lãi suất giao dịch bình quân các kỳ hạn từ qua đêm đến 1 tháng tăng (từ 0,05% kỳ hạn ba tuần và 0,67% kỳ hạn qua đêm); lãi suất các kỳ hạn từ hai tháng đến 12 tháng giảm nhẹ từ 0,15% đến 0,64%. Đáng chú ý, riêng kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất tăng mạnh 5,72%/năm.
Cùng đó, thị trường ngoại hối diễn biến ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được cải thiện với trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống ở mức dương nhẹ. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tiếp tục trong xu hướng giảm, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại đang phổ biến quanh khoảng mốc 20.830đồng/ 20.860 đồng/USD./.
Thu Hằng (TTXVN)