Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND tăng ở tất cả các kỳ hạn với mức tăng lên đến 3,4 điểm %.
Các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống có các mức tăng từ 2,24 điểm % (kỳ hạn 1 tháng) đến 3,40 điểm % (kỳ hạn 2 tuần); các kỳ hạn từ 2 tháng đến 6 tháng có các mức tăng từ 0,58 điểm % đến 1,48 điểm %. Trong tuần không phát sinh giao dịch VND kỳ hạn từ 9 tháng trở lên; các giao dịch kỳ hạn 3 tuần, 2 tháng và 3 tháng phát sinh không đáng kể.
Lãi suất huy động VND của khối ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,5-1%/năm, các khối ngân hàng khác tiếp tục xu hướng ổn định. Vietcombank và BIDV điều chỉnh giảm từ 0,5-1%/năm, hiện kỳ hạn 1 tháng là 5%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 7,5%/năm; VietinBank điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất các kỳ hạn: kỳ hạn từ 1-2 tháng còn 6%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng còn 6,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng 7%/năm.
Lãi suất cho vay VND ổn định so với tuần trước, các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước: lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 11,5-12,8%/năm; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm.
Lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 9,5-11,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 12-13%/năm.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với các mức giảm từ 0,04 điểm % (kỳ hạn qua đêm) đến 0,66 điểm % (kỳ hạn 3 tháng). Riêng kỳ hạn 2 tuần và 2 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng nhẹ, với các mức tăng lần lượt là 0,03 điểm % và 0,20 điểm %. Trong tuần, không phát sinh giao dịch USD kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng; giao dịch kỳ hạn 3 tuần, 2 tháng và trên 12 tháng phát sinh không đáng kể.
Lãi suất huy động USD ổn định so với tuần trước. Hiện nay, lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Lãi suất cho vay USD phổ biến 4-7%/năm, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước là 4- 5%/năm đối với đối với ngắn hạn, 6-7%/năm đối với trung và dài hạn; các ngân hàng cổ phần khoảng 5-6%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-7%/năm đối với trung và dài hạn./.
Các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống có các mức tăng từ 2,24 điểm % (kỳ hạn 1 tháng) đến 3,40 điểm % (kỳ hạn 2 tuần); các kỳ hạn từ 2 tháng đến 6 tháng có các mức tăng từ 0,58 điểm % đến 1,48 điểm %. Trong tuần không phát sinh giao dịch VND kỳ hạn từ 9 tháng trở lên; các giao dịch kỳ hạn 3 tuần, 2 tháng và 3 tháng phát sinh không đáng kể.
Lãi suất huy động VND của khối ngân hàng thương mại nhà nước có xu hướng giảm nhẹ khoảng 0,5-1%/năm, các khối ngân hàng khác tiếp tục xu hướng ổn định. Vietcombank và BIDV điều chỉnh giảm từ 0,5-1%/năm, hiện kỳ hạn 1 tháng là 5%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 7,5%/năm; VietinBank điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất các kỳ hạn: kỳ hạn từ 1-2 tháng còn 6%/năm, kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng còn 6,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng 7%/năm.
Lãi suất cho vay VND ổn định so với tuần trước, các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước: lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 11,5-12,8%/năm; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm.
Lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 9,5-11,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 12-13%/năm.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất giao dịch bình quân bằng USD có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với các mức giảm từ 0,04 điểm % (kỳ hạn qua đêm) đến 0,66 điểm % (kỳ hạn 3 tháng). Riêng kỳ hạn 2 tuần và 2 tháng, lãi suất giao dịch bình quân tăng nhẹ, với các mức tăng lần lượt là 0,03 điểm % và 0,20 điểm %. Trong tuần, không phát sinh giao dịch USD kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng; giao dịch kỳ hạn 3 tuần, 2 tháng và trên 12 tháng phát sinh không đáng kể.
Lãi suất huy động USD ổn định so với tuần trước. Hiện nay, lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Lãi suất cho vay USD phổ biến 4-7%/năm, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước là 4- 5%/năm đối với đối với ngắn hạn, 6-7%/năm đối với trung và dài hạn; các ngân hàng cổ phần khoảng 5-6%/năm đối với ngắn hạn, 6,5-7%/năm đối với trung và dài hạn./.
Minh Thúy (Vietnam+)