Tháng Sáu Âm lịch, khi lúa vụ Xuân đã vào bồ, những thửa ruộng vụ mùa cũng vừa được cấy xong là lúc nông dân ở một số nơi thuộc ngoại thành Hà Nội bước vào thời điểm sôi động, khẩn trương nhất để bắt đầu vào vụ mùa mới: mùa làm tương.
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, ngoài sản xuất nông nghiệp, nghề làm tương (một loại nước chấm truyền thống thường được dùng trong bữa ăn của các gia đình ở nông thôn) ở một số thôn, làng ngoại thành Hà Nội hiện không còn dừng lại ở mức "tự sản, tự tiêu" mà đã trở thành một nghề phụ, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
Những nghề phụ vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa thể hiện bản sắc văn hóa như nghề làm tương rất cần được bảo tồn và phát triển trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội.
Tại làng Thúy Lai, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, một ngôi làng xưa có tên là làng Sải, vốn nổi tiếng với câu ca "xôi Săn, bánh Ngái, tương Sải, vải Núc,” bà con đã cẩn thận chọn những hạt nếp cái hoa vàng vụ Xuân vùa thu hoạch xong đem đi xay xát để làm tương.
Chị Nguyễn Thị Tâm, một người có thâm niên làm tương ở làng Thúy Lai cho biết năm nay, cấy Xuân muộn, vụ mùa cũng muộn theo nên vụ tương ở đây cũng bắt đầu muộn hơn. Người làm tương phải khẩn trương hơn ở mọi công đoạn, từ đem xay xát gạo đến ngâm ủ, tạo mốc để làm tương, kịp tận dụng phơi trong nắng hè, tương mới ngon.
Cũng vì vụ tương năm nay bắt đầu muộn hơn, những chai tương được làm từ đầu mùa lại càng trở nên đắt hàng. Tại các chợ trong vùng, tương Thúy Lai đang được người dân ưa chuộng, hỏi mua rất nhiều với giá dao dộng từ 13.000-20.000 đồng/lít.
Không chỉ ở làng Thúy Lai, tại làng Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, một vụ tương mới cũng đang được bắt đầu. Một số hộ làm tương ở đây cho biết mùa Hè, mùa làm tương ở Đường Lâm cũng là mùa du lịch nên tương Đường Lâm càng đắt hàng. Những chum tương của các gia đình để ở góc sân bao giờ cũng là “đích ngắm” thú vị của du khách khi đến tham quan làng cổ và chứng kiến cảnh làm tương giữa nắng hè của bà con ở đây.
Năm nay, do giá gạo, đỗ tương và các chi phí sản xuất cũng tăng nên giá thành mỗi lít tương ở đây cũng tăng xấp xỉ 20% so với cùng thời điểm năm ngoái. Đáng mừng là, giá tương dù tăng đáng kể song lượng tiêu thụ tương, nhiều hộ ở đây cho biết là vẫn không hề giảm.
Tuy nhiên, không ít hộ làm tương ở Đường Lâm cũng tỏ ý lo lắng vì mùa hè năm nay mưa nhiều, số ngày nắng chói chang ít hơn năm ngoái nên không thuận lắm cho người làm tương.
Bên cạnh đó, tương ở Đường Lâm và một số làng nổi tiếng với nghề làm tương như Cự Đà ở Thanh Oai, Thúy Lai ở Thạch Thất... vẫn chủ yếu là bán trên thị trường tự do, số lượng “vào” được các siêu thị còn ít nên nhiều hộ sản xuất chưa dám mở hẳn xưởng làm tương theo quy mô lớn./.
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội, ngoài sản xuất nông nghiệp, nghề làm tương (một loại nước chấm truyền thống thường được dùng trong bữa ăn của các gia đình ở nông thôn) ở một số thôn, làng ngoại thành Hà Nội hiện không còn dừng lại ở mức "tự sản, tự tiêu" mà đã trở thành một nghề phụ, góp phần cải thiện đời sống cho người dân.
Những nghề phụ vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa thể hiện bản sắc văn hóa như nghề làm tương rất cần được bảo tồn và phát triển trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội.
Tại làng Thúy Lai, xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, một ngôi làng xưa có tên là làng Sải, vốn nổi tiếng với câu ca "xôi Săn, bánh Ngái, tương Sải, vải Núc,” bà con đã cẩn thận chọn những hạt nếp cái hoa vàng vụ Xuân vùa thu hoạch xong đem đi xay xát để làm tương.
Chị Nguyễn Thị Tâm, một người có thâm niên làm tương ở làng Thúy Lai cho biết năm nay, cấy Xuân muộn, vụ mùa cũng muộn theo nên vụ tương ở đây cũng bắt đầu muộn hơn. Người làm tương phải khẩn trương hơn ở mọi công đoạn, từ đem xay xát gạo đến ngâm ủ, tạo mốc để làm tương, kịp tận dụng phơi trong nắng hè, tương mới ngon.
Cũng vì vụ tương năm nay bắt đầu muộn hơn, những chai tương được làm từ đầu mùa lại càng trở nên đắt hàng. Tại các chợ trong vùng, tương Thúy Lai đang được người dân ưa chuộng, hỏi mua rất nhiều với giá dao dộng từ 13.000-20.000 đồng/lít.
Không chỉ ở làng Thúy Lai, tại làng Đường Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, một vụ tương mới cũng đang được bắt đầu. Một số hộ làm tương ở đây cho biết mùa Hè, mùa làm tương ở Đường Lâm cũng là mùa du lịch nên tương Đường Lâm càng đắt hàng. Những chum tương của các gia đình để ở góc sân bao giờ cũng là “đích ngắm” thú vị của du khách khi đến tham quan làng cổ và chứng kiến cảnh làm tương giữa nắng hè của bà con ở đây.
Năm nay, do giá gạo, đỗ tương và các chi phí sản xuất cũng tăng nên giá thành mỗi lít tương ở đây cũng tăng xấp xỉ 20% so với cùng thời điểm năm ngoái. Đáng mừng là, giá tương dù tăng đáng kể song lượng tiêu thụ tương, nhiều hộ ở đây cho biết là vẫn không hề giảm.
Tuy nhiên, không ít hộ làm tương ở Đường Lâm cũng tỏ ý lo lắng vì mùa hè năm nay mưa nhiều, số ngày nắng chói chang ít hơn năm ngoái nên không thuận lắm cho người làm tương.
Bên cạnh đó, tương ở Đường Lâm và một số làng nổi tiếng với nghề làm tương như Cự Đà ở Thanh Oai, Thúy Lai ở Thạch Thất... vẫn chủ yếu là bán trên thị trường tự do, số lượng “vào” được các siêu thị còn ít nên nhiều hộ sản xuất chưa dám mở hẳn xưởng làm tương theo quy mô lớn./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)