Các nhà khoa học New Zealand ngày 21/5 lại phát hiện thấy loại rệp siêu nhỏ trong các lớp băng ở Nam Cực.
Loài rệp băng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960, là bằng chứng chỉ sự tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, khi nền nhiệt độ ấm dần lên.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Waikato (New Zealand), cho biết việc tái phát hiện loại rệp đuôi bật màu trằng, chỉ dài 1 milimét là vô cùng quan trọng. Sinh vật yếu ớt này vẫn có thể sống sót, là bằng chứng chỉ ra tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu trong lục địa đóng băng này.
Nhiệt độ đang ấm dần lên đã giúp các loài sinh vật cổ sống trong băng có cơ hội "tái sinh."
Nhà nghiên cứu Kristi Bennett đã xác định được hai loại rệp và đang nỗ lực tìm kiếm tất cả các cư dân bọ đuôi bật trong băng, nhằm tìm ra cách thức để bảo tồn chúng.
Bà Bennett nói "chúng ta có thể sử dụng yếu tố di truyền học để xác định cách đây bao lâu hai cư dân bọ đuôi bật sống sót. Điều này có thể cung cấp bằng chứng chỉ ra điều gì đã xảy ra với cảnh quan sinh thái ở đây này.
Trước đó, giáo sư Casey Hubert thuộc Đại học Newcastle (Anh) cùng các đồng sự đã phân tích một quần thể vi khuẩn trong các mẫu trầm tích dưới đáy biển Bắc Băng Dương.
Các nhà khoa học đã dự đoán rằng vi khuẩn sẽ trở nên rất linh hoạt hơn khi nhiệt độ tăng lên 20 độ C (tương đương với 68 độ F)./.
Loài rệp băng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960, là bằng chứng chỉ sự tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, khi nền nhiệt độ ấm dần lên.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Waikato (New Zealand), cho biết việc tái phát hiện loại rệp đuôi bật màu trằng, chỉ dài 1 milimét là vô cùng quan trọng. Sinh vật yếu ớt này vẫn có thể sống sót, là bằng chứng chỉ ra tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu trong lục địa đóng băng này.
Nhiệt độ đang ấm dần lên đã giúp các loài sinh vật cổ sống trong băng có cơ hội "tái sinh."
Nhà nghiên cứu Kristi Bennett đã xác định được hai loại rệp và đang nỗ lực tìm kiếm tất cả các cư dân bọ đuôi bật trong băng, nhằm tìm ra cách thức để bảo tồn chúng.
Bà Bennett nói "chúng ta có thể sử dụng yếu tố di truyền học để xác định cách đây bao lâu hai cư dân bọ đuôi bật sống sót. Điều này có thể cung cấp bằng chứng chỉ ra điều gì đã xảy ra với cảnh quan sinh thái ở đây này.
Trước đó, giáo sư Casey Hubert thuộc Đại học Newcastle (Anh) cùng các đồng sự đã phân tích một quần thể vi khuẩn trong các mẫu trầm tích dưới đáy biển Bắc Băng Dương.
Các nhà khoa học đã dự đoán rằng vi khuẩn sẽ trở nên rất linh hoạt hơn khi nhiệt độ tăng lên 20 độ C (tương đương với 68 độ F)./.
Thạch Thảo (Vietnam+)