Chính phủ, giới chính khách và các nhà công nghiệp Ấn Độ hy vọng việc ông Barack Obama tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai sẽ khuyến khích thương mại, đầu tư và mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ.
Tuy nhiên, sức ép đối với Ấn Độ cũng có thể tăng lên khi Mỹ buộc nước này phải tiến hành cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như phải mở cửa lĩnh vực bảo hiểm, quốc phòng và nông nghiệp, sau khi đã tự do hóa lĩnh vực bán lẻ.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram hy vọng rằng mối quan hệ Ấn-Mỹ sẽ mạnh hơn, đặc biệt về kinh tế.
Các tổ chức kinh tế của Ấn Độ như Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ (CII) đều hoan nghênh việc ông Obama được ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Chủ tịch FICCI R.V. Kanoria nói nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama sẽ mở ra mối quan hệ chiến lược và đối tác kinh tế tốt đẹp giữa Mỹ và Ấn Độ.
Chủ tịch CII Adi Godrej nhấn mạnh ngành công nghiệp Ấn Độ mong muốn hai nước sẽ tăng cường mối quan hệ kinh tế bằng cách giảm bớt rào cản đối với thương mại và đầu tư.
Những người đứng đầu các tập đoàn công nghiệp của Ấn Độ như Mahindra Group và Biocon cho rằng các ngành công nghiệp như dược phẩm và phần mềm của Ấn Độ sẽ được lợi từ chính sách cải cách y tế của Tổng thống Obama.
Ngành công nghệ thông tin (IT) Ấn Độ trị giá 100 tỷ USD đang hy vọng vào chính sách mới của ông Obama. Trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông, một trong những điều các công ty IT Ấn Độ thường phàn nàn là việc Mỹ tăng phí visa đối với nhân viên của họ. Chính phủ Ấn Độ đã coi hành động này là sự phân biệt đối xử lớn.
Tuy nhiên, Phaneesh Murthy thuộc công ty iGate Corp coi việc ông Obama tái đắc cử không phải là “tin tốt nhất” đối với Ấn Độ hoặc lĩnh vực ngoại biên của ngành công nghiệp IT.
Các nhà phân tích thương mại và đầu tư cho rằng sẽ có những vấn đề quan trọng đối với Ấn Độ trong những năm tới, chẳng hạn như mối lo ngại về vấn đề lao động di cư, trong khi Mỹ lo ngại về rào cản đầu tư.
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn coi Ấn Độ là nước quan trọng đối với lợi ích quốc gia, khi đây là thị trường xuất khẩu quan trọng cho hàng hóa của Mỹ./.
Tuy nhiên, sức ép đối với Ấn Độ cũng có thể tăng lên khi Mỹ buộc nước này phải tiến hành cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như phải mở cửa lĩnh vực bảo hiểm, quốc phòng và nông nghiệp, sau khi đã tự do hóa lĩnh vực bán lẻ.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram hy vọng rằng mối quan hệ Ấn-Mỹ sẽ mạnh hơn, đặc biệt về kinh tế.
Các tổ chức kinh tế của Ấn Độ như Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và Liên đoàn công nghiệp Ấn Độ (CII) đều hoan nghênh việc ông Obama được ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa.
Chủ tịch FICCI R.V. Kanoria nói nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama sẽ mở ra mối quan hệ chiến lược và đối tác kinh tế tốt đẹp giữa Mỹ và Ấn Độ.
Chủ tịch CII Adi Godrej nhấn mạnh ngành công nghiệp Ấn Độ mong muốn hai nước sẽ tăng cường mối quan hệ kinh tế bằng cách giảm bớt rào cản đối với thương mại và đầu tư.
Những người đứng đầu các tập đoàn công nghiệp của Ấn Độ như Mahindra Group và Biocon cho rằng các ngành công nghiệp như dược phẩm và phần mềm của Ấn Độ sẽ được lợi từ chính sách cải cách y tế của Tổng thống Obama.
Ngành công nghệ thông tin (IT) Ấn Độ trị giá 100 tỷ USD đang hy vọng vào chính sách mới của ông Obama. Trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông, một trong những điều các công ty IT Ấn Độ thường phàn nàn là việc Mỹ tăng phí visa đối với nhân viên của họ. Chính phủ Ấn Độ đã coi hành động này là sự phân biệt đối xử lớn.
Tuy nhiên, Phaneesh Murthy thuộc công ty iGate Corp coi việc ông Obama tái đắc cử không phải là “tin tốt nhất” đối với Ấn Độ hoặc lĩnh vực ngoại biên của ngành công nghiệp IT.
Các nhà phân tích thương mại và đầu tư cho rằng sẽ có những vấn đề quan trọng đối với Ấn Độ trong những năm tới, chẳng hạn như mối lo ngại về vấn đề lao động di cư, trong khi Mỹ lo ngại về rào cản đầu tư.
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn coi Ấn Độ là nước quan trọng đối với lợi ích quốc gia, khi đây là thị trường xuất khẩu quan trọng cho hàng hóa của Mỹ./.
Minh Lý (TTXVN)