Ngày 21/4, tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập (xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 104 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư (24/4/1906-24/4/2010).
Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh ra tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa (nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên).
Năm 1923, sau khi tốt nghiệp trường Quốc học Huế với tấm bằng loại ưu, ông được bổ nhiệm làm thầy giáo. Cuối năm 1923, ông gia nhập Hội Phục Việt và bắt đầu hoạt động cách mạng.
Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ.
Trong giai đoạn này, với cương vị là Tổng Bí thư, ông đã cùng Trung ương Đảng giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề có tính chiến lược, sách lược của cách mạng, có vai trò quyết định tạo nên cao trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939), tạo tiền đề quan trọng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 sau này.
Tổng Bí thư Hà Huy Tập còn là nhà lý luận xuất sắc, là cây bút giàu tính chiến đấu trên mặt trận tư tưởng và chính trị của Cách mạng Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Tĩnh nhấn mạnh: Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp, mọi thế hệ nhân dân Hà Tĩnh noi theo.
Lời nhắn nhủ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập với gia đình, bạn bè “nếu tôi có chết thì gia đình, bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn. Trái lại, nên xem tôi như người còn sống nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi” vẫn còn đó.
Nhân dân Hà Tĩnh luôn phát huy và học tập tấm gương Tổng Bí thư Hà Huy Tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh; xây dựng khu lưu niệm Hà Huy Tập trở thành một điểm giáo dục truyền thống cách mạng./.
Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập sinh ra tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa (nay thuộc xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên).
Năm 1923, sau khi tốt nghiệp trường Quốc học Huế với tấm bằng loại ưu, ông được bổ nhiệm làm thầy giáo. Cuối năm 1923, ông gia nhập Hội Phục Việt và bắt đầu hoạt động cách mạng.
Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng của Đảng thời kỳ Mặt trận Dân chủ.
Trong giai đoạn này, với cương vị là Tổng Bí thư, ông đã cùng Trung ương Đảng giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề có tính chiến lược, sách lược của cách mạng, có vai trò quyết định tạo nên cao trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939), tạo tiền đề quan trọng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 sau này.
Tổng Bí thư Hà Huy Tập còn là nhà lý luận xuất sắc, là cây bút giàu tính chiến đấu trên mặt trận tư tưởng và chính trị của Cách mạng Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Tĩnh nhấn mạnh: Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp, mọi thế hệ nhân dân Hà Tĩnh noi theo.
Lời nhắn nhủ của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập với gia đình, bạn bè “nếu tôi có chết thì gia đình, bạn hữu chớ xem tôi như là người chết mà phải buồn. Trái lại, nên xem tôi như người còn sống nhưng đi vắng một thời gian vô hạn... mà thôi” vẫn còn đó.
Nhân dân Hà Tĩnh luôn phát huy và học tập tấm gương Tổng Bí thư Hà Huy Tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh; xây dựng khu lưu niệm Hà Huy Tập trở thành một điểm giáo dục truyền thống cách mạng./.
Công Tường (Vietnam+)