Chiều 1/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức trọng thể và đầm ấm Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh cố giáo sư Nguyễn Đình Tứ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII), nguyên Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương và nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi lẵng hoa chúc mừng buổi lễ kỷ niệm.
Tham dự buổi lễ có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ưởng Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đông đảo các trí thức, những người bạn, đồng chí, đồng nghiệp, học trò của hiáo sư Nguyễn Đình Tứ, trong đó có: nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo, giáo sư Phạm Hữu; Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt.
Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh ngày 1 tháng 10 năm 1932 trong một gia đình nhà giáo, tại làng Nguyên Xá, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh- vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Gia đình ông là một gia đình trí thức nghèo, giàu truyền thống hiếu học, yêu nước.
Thân mẫu ông sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, là hậu duệ vua Đinh Tiên Hoàng. Người cậu của ông là cụ Võ Liêm Sơn- nhà Cách mạng cùng thời với Bác Hồ. Cha của giáo sư Nguyễn Đình Tứ là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 30, một nhà giáo uyên bác của trường Huỳnh Thúc Kháng- Khải Định.
Sự nghiệp khoa học của ông bắt đầu khi nhà nước quyết định đưa ông sang theo học trường khoa học cơ bản làng Tâm Hư, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ông đã luôn đứng đầu và được tuyên dương là học sinh ưu tú toàn trường nhiều năm liền. Bước ngoặt lớn đã đến khi ông được nhà nước chọn làm lãnh đạo một nhóm gồm 3 thanh niên ưu tú sang cộng tác nghiên cứu ở Viện Liên hợp Nghiên cứu Nguyên tử Dubna Liên Xô, một Trung tâm khoa học hạt nhân thuộc loại lớn nhất thế giới thời bấy giờ.
Được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã từng bước trưởng thành và trở thành người cộng sản trung kiên, một nhà khoa học đầu ngành Vật lý hạt nhân, một nhà lãnh đạo uy tín của Đảng, Nhà nước.
Dù ở cương vị nào- Trưởng đoàn cán bộ khoa học Việt Nam công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna, Liên Xô (cũ) , Phó Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử quốc gia, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Kỹ thuật của Quốc hội, Trưởng ban Khoa giảo Trung ương, Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII; giáo sư Nguyễn Đình Tứ luôn thể hiện rõ nhân cách một trí thức yêu nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh những đóng góp của giáo sư Nguyễn Đình Tứ với sự nghiệp khoa giáo. Ông là một nhà giáo mẫu mực, nhà lãnh đạo tài ba với tinh thần tiên phong, gương mẫu, giản dị. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ; phát hiện phản hạt Hyperon Sigma âm của Ông đã được công nhận là một trong những thành tựu khoa học công nghệ vĩ đại của thế kỷ XX;...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định giáo sư Nguyễn Đình Tứ có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, trong đó nổi bật là việc chỉ đạo xây dựng mạng lưới đào tạo trong toàn quốc vầ tổ chức hỗ trợ chi viện các trường phía nam sau thống nhất đất nước; tổ chức thí điểm và đào tạo sau đại học; chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống và đề xuất chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
Không ít bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp của giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã bày tỏ niềm tiếc thương và khẳng định những đóng góp to lớn của giáo sư Nguyễn Đình Tứ trong việc tham mưu, đề xuất cho Đảng những chủ trương, quyết sách lớn về phát triển công tác khoa học, giáo dục, y tế, chăm lo việc học tập của con em công nhân, dân tộc,...
Ngay từ những năm 1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục, đã ban hành nghị quyết Trung ương 2 coi “giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu.” Vì thế giáo sư Nguyễn Đình Tứ là người trực tiếp lãnh đạo những mảng công việc này đã được giao trọng trách quan trọng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thứ Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII).
Tiếc rằng giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã ra đi quá sớm. Nhiều trí thức bạn bè của Ông bày tỏ mong muốn những chủ trương mà giáo sư Nguyễn Đình Tứ đề xuất tiếp tục được thực hiện và đi vào đời sống./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi lẵng hoa chúc mừng buổi lễ kỷ niệm.
Tham dự buổi lễ có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ưởng Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đông đảo các trí thức, những người bạn, đồng chí, đồng nghiệp, học trò của hiáo sư Nguyễn Đình Tứ, trong đó có: nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo, giáo sư Phạm Hữu; Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt.
Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh ngày 1 tháng 10 năm 1932 trong một gia đình nhà giáo, tại làng Nguyên Xá, xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh- vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Gia đình ông là một gia đình trí thức nghèo, giàu truyền thống hiếu học, yêu nước.
Thân mẫu ông sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, là hậu duệ vua Đinh Tiên Hoàng. Người cậu của ông là cụ Võ Liêm Sơn- nhà Cách mạng cùng thời với Bác Hồ. Cha của giáo sư Nguyễn Đình Tứ là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 30, một nhà giáo uyên bác của trường Huỳnh Thúc Kháng- Khải Định.
Sự nghiệp khoa học của ông bắt đầu khi nhà nước quyết định đưa ông sang theo học trường khoa học cơ bản làng Tâm Hư, thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ông đã luôn đứng đầu và được tuyên dương là học sinh ưu tú toàn trường nhiều năm liền. Bước ngoặt lớn đã đến khi ông được nhà nước chọn làm lãnh đạo một nhóm gồm 3 thanh niên ưu tú sang cộng tác nghiên cứu ở Viện Liên hợp Nghiên cứu Nguyên tử Dubna Liên Xô, một Trung tâm khoa học hạt nhân thuộc loại lớn nhất thế giới thời bấy giờ.
Được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã từng bước trưởng thành và trở thành người cộng sản trung kiên, một nhà khoa học đầu ngành Vật lý hạt nhân, một nhà lãnh đạo uy tín của Đảng, Nhà nước.
Dù ở cương vị nào- Trưởng đoàn cán bộ khoa học Việt Nam công tác tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna, Liên Xô (cũ) , Phó Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử quốc gia, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Kỹ thuật của Quốc hội, Trưởng ban Khoa giảo Trung ương, Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII; giáo sư Nguyễn Đình Tứ luôn thể hiện rõ nhân cách một trí thức yêu nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh nhấn mạnh những đóng góp của giáo sư Nguyễn Đình Tứ với sự nghiệp khoa giáo. Ông là một nhà giáo mẫu mực, nhà lãnh đạo tài ba với tinh thần tiên phong, gương mẫu, giản dị. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ; phát hiện phản hạt Hyperon Sigma âm của Ông đã được công nhận là một trong những thành tựu khoa học công nghệ vĩ đại của thế kỷ XX;...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định giáo sư Nguyễn Đình Tứ có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, trong đó nổi bật là việc chỉ đạo xây dựng mạng lưới đào tạo trong toàn quốc vầ tổ chức hỗ trợ chi viện các trường phía nam sau thống nhất đất nước; tổ chức thí điểm và đào tạo sau đại học; chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học thiết thực phục vụ sản xuất và đời sống và đề xuất chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
Không ít bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp của giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã bày tỏ niềm tiếc thương và khẳng định những đóng góp to lớn của giáo sư Nguyễn Đình Tứ trong việc tham mưu, đề xuất cho Đảng những chủ trương, quyết sách lớn về phát triển công tác khoa học, giáo dục, y tế, chăm lo việc học tập của con em công nhân, dân tộc,...
Ngay từ những năm 1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã sớm nhận thấy tầm quan trọng của sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục, đã ban hành nghị quyết Trung ương 2 coi “giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu.” Vì thế giáo sư Nguyễn Đình Tứ là người trực tiếp lãnh đạo những mảng công việc này đã được giao trọng trách quan trọng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thứ Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VIII).
Tiếc rằng giáo sư Nguyễn Đình Tứ đã ra đi quá sớm. Nhiều trí thức bạn bè của Ông bày tỏ mong muốn những chủ trương mà giáo sư Nguyễn Đình Tứ đề xuất tiếp tục được thực hiện và đi vào đời sống./.
Hoàng Hoa (TTXVN)