Nhân dịp kỷ niệm 69 năm (27/1/1944-27/1/2013) giải phóng Leningrad khỏi vòng vây phong tỏa của phátxít Đức, ngày 25/1, một buổi lễ kỷ niệm đã tại thành phố Saint Petersburg, trước đây là Leningrad, Nga.
Buổi lễ có sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức cựu chiến binh của thành phố, người dân thành Leningrad bị bao vây phong tỏa, trong đó có các đại biểu dự Đại hội lần thứ XXII cư dân thành phố Leningrad bị phong tỏa, đến từ 36 chủ thể Liên bang Nga và 15 nước khác trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng lập pháp Saint Petersburg Vyatreslav Makarov nhấn mạnh tới ý nghĩa của chiến thắng ngày 27/1/1944, cũng như sự tưởng nhớ của các thế hệ con cháu đối với chiến công của thế hệ đi trước trong cuộc chiến đấu giải phóng Leningrad khỏi ách phong tỏa.
Theo ông, sự tưởng nhớ này giúp đoàn kết dân tộc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và cảm giác tự hào về sự anh dũng của thế hệ cha ông. Ông Makarov cam kết giới chức trách thành phố sẽ nỗ lực hết mình nhằm quan tâm hơn nữa tới những người đã trải qua thời kỳ phong tỏa này.
Trước đó, ngày 24/1, tại Saint Petersburg đã diễn ra Đại hội lần thứ XXII cư dân thành phố Leningrad bị phong tỏa, với sự tham gia của 136 đại biểu đến từ Nga, Belarus, Kazakhstan, Mỹ, Israel, Ukraine, Latvia...
Nhân dịp này, tại các trường học ở Saint Petersburg cũng diễn ra các "tiết học về lòng dũng cảm," các triển lãm, hội nghị... về sự kiện lịch sử của thành phố bên sông Neva trong thời kỳ Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Tháng 9/1941, phátxít Đức bắt đầu bao vây thành phố Leningrad, mở đầu chiến dịch phong tỏa kéo dài gần 900 ngày đêm, trong đó người dân thành phố phải trải qua những thử thách vô cùng khốc liệt.
Trong thời gian này, phátxít Đức đã bắn 150.000 quả đạn pháo và ném 15.000 quả bom xuống thành phố. Người dân thành phố Leningrad bị phong tỏa sống trong cảnh đói rét. Tiêu chuẩn bánh mì tối thiểu cho mỗi người trong mùa đông lạnh hiếm có 1941-1942 chỉ còn 125 gam. Số người chết vì đói, rét và bom đạn trong thời gian này lên tới khoảng 700.000- 800.000 người.
Nhưng đói rét và bom đạn không khuất phục được quân dân thành phố anh hùng này, những người đã dũng cảm chống lại vòng vây phong tỏa của kẻ thù và lập nên một chiến công vô song trong lịch sử nhân loại.
Đúng vào đêm 18/1/1943, chiến dịch "Tia lửa" do Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch ra với hai phương diện quân Volkhov và Leningrad đã chọc thủng vòng phong tỏa của quân đội Đức để tiếp tế cho Leningrad, mở ra một giai đoạn mới cho cuộc chiến đấu giải phóng thành phố.
Trải qua 872 ngày đêm kinh hoàng, cuộc phong tỏa đã kết thúc ngày 27/1/1944./.
Buổi lễ có sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức cựu chiến binh của thành phố, người dân thành Leningrad bị bao vây phong tỏa, trong đó có các đại biểu dự Đại hội lần thứ XXII cư dân thành phố Leningrad bị phong tỏa, đến từ 36 chủ thể Liên bang Nga và 15 nước khác trên thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng lập pháp Saint Petersburg Vyatreslav Makarov nhấn mạnh tới ý nghĩa của chiến thắng ngày 27/1/1944, cũng như sự tưởng nhớ của các thế hệ con cháu đối với chiến công của thế hệ đi trước trong cuộc chiến đấu giải phóng Leningrad khỏi ách phong tỏa.
Theo ông, sự tưởng nhớ này giúp đoàn kết dân tộc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và cảm giác tự hào về sự anh dũng của thế hệ cha ông. Ông Makarov cam kết giới chức trách thành phố sẽ nỗ lực hết mình nhằm quan tâm hơn nữa tới những người đã trải qua thời kỳ phong tỏa này.
Trước đó, ngày 24/1, tại Saint Petersburg đã diễn ra Đại hội lần thứ XXII cư dân thành phố Leningrad bị phong tỏa, với sự tham gia của 136 đại biểu đến từ Nga, Belarus, Kazakhstan, Mỹ, Israel, Ukraine, Latvia...
Nhân dịp này, tại các trường học ở Saint Petersburg cũng diễn ra các "tiết học về lòng dũng cảm," các triển lãm, hội nghị... về sự kiện lịch sử của thành phố bên sông Neva trong thời kỳ Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Tháng 9/1941, phátxít Đức bắt đầu bao vây thành phố Leningrad, mở đầu chiến dịch phong tỏa kéo dài gần 900 ngày đêm, trong đó người dân thành phố phải trải qua những thử thách vô cùng khốc liệt.
Trong thời gian này, phátxít Đức đã bắn 150.000 quả đạn pháo và ném 15.000 quả bom xuống thành phố. Người dân thành phố Leningrad bị phong tỏa sống trong cảnh đói rét. Tiêu chuẩn bánh mì tối thiểu cho mỗi người trong mùa đông lạnh hiếm có 1941-1942 chỉ còn 125 gam. Số người chết vì đói, rét và bom đạn trong thời gian này lên tới khoảng 700.000- 800.000 người.
Nhưng đói rét và bom đạn không khuất phục được quân dân thành phố anh hùng này, những người đã dũng cảm chống lại vòng vây phong tỏa của kẻ thù và lập nên một chiến công vô song trong lịch sử nhân loại.
Đúng vào đêm 18/1/1943, chiến dịch "Tia lửa" do Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch ra với hai phương diện quân Volkhov và Leningrad đã chọc thủng vòng phong tỏa của quân đội Đức để tiếp tế cho Leningrad, mở ra một giai đoạn mới cho cuộc chiến đấu giải phóng thành phố.
Trải qua 872 ngày đêm kinh hoàng, cuộc phong tỏa đã kết thúc ngày 27/1/1944./.
(TTXVN)