Tối ngày 7/12, Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam đã tổ chức đêm nhạc Việt Nam tại Zurich nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Hội (1982-2012).
Chương trình đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ và là một trong những hoạt động thiết thực nhằm gây quỹ từ thiện cho hội Trẻ em Việt Nam-nạn nhân chất độc màu da cam (VNED).
Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Nguyễn Thế Phiệt nhấn mạnh Hội hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam có nguồn gốc từ phong trào nhân dân Thụy Sĩ đoàn kết với Việt Nam nhằm phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và được thành lập năm 1982. Trong 30 năm qua, Hội đã có rất nhiều đóng góp trong việc kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Thụy Sĩ; đồng thời đã có những hoạt động thiết thực gây quỹ giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam.
Bà Anjuska Weil, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam, cho biết kể từ thập kỷ 1980, vấn đề chất độc da cam của Việt Nam đã được Hội biết đến qua nhiều nhà khoa học như giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; giáo sư Lê Cao Đài, giáo sư Võ Quý và một số nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam. Hội đã nỗ lực đưa vấn đề này đến những người dân Thụy Sĩ thông qua việc thành lập trang web, các buổi triển lãm, các bài phát biểu và các hoạt động văn hóa khác.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Geneva, bà Anjuska Weil tâm sự: "Tôi nghĩ rằng đấu tranh cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một chủ đề hoạt động của chúng tôi trong tương lai. Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục các dự án như dự án Hỗ trợ vốn vay cho người cao tuổi và chuẩn bị cho các chuyến đi nghiên cứu tới Việt Nam vào mùa Xuân tới; đồng thời tiếp tục tổ chức các hoạt động khác nhằm củng cố thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước."
Một điểm đặc biệt trong đêm nhạc Việt Nam tại Zurich là các nghệ sỹ biểu diễn không sinh sống bằng nghề ca hát mà đều có một nghề nghiệp riêng. Kỹ sư nông nghiệp Richard Fuller người Mỹ, đặt chân đến Việt Nam năm 1969, ông đã nghe và đam mê nhạc Trịnh Công Sơn ngay từ những ngày đầu tiên.
Ông có một cái tên Việt Nam đầy ấn tượng là Trần Phong Phú và đã thể hiện những bài hát như "Diễm Xưa," "Người con gái Việt Nam Da vàng," "Nối vòng tay lớn" bằng tiếng Việt bằng tất cả cảm xúc của mình.
Ông Phú còn gửi niềm đam mê của mình ra thế giới khi chuyển ngữ bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ra tiếng Anh và khát khao nó được ca vang ở khắp nơi trên thế giới./.
Chương trình đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ và là một trong những hoạt động thiết thực nhằm gây quỹ từ thiện cho hội Trẻ em Việt Nam-nạn nhân chất độc màu da cam (VNED).
Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Nguyễn Thế Phiệt nhấn mạnh Hội hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam có nguồn gốc từ phong trào nhân dân Thụy Sĩ đoàn kết với Việt Nam nhằm phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và được thành lập năm 1982. Trong 30 năm qua, Hội đã có rất nhiều đóng góp trong việc kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Thụy Sĩ; đồng thời đã có những hoạt động thiết thực gây quỹ giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam của Việt Nam.
Bà Anjuska Weil, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam, cho biết kể từ thập kỷ 1980, vấn đề chất độc da cam của Việt Nam đã được Hội biết đến qua nhiều nhà khoa học như giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; giáo sư Lê Cao Đài, giáo sư Võ Quý và một số nạn nhân bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam. Hội đã nỗ lực đưa vấn đề này đến những người dân Thụy Sĩ thông qua việc thành lập trang web, các buổi triển lãm, các bài phát biểu và các hoạt động văn hóa khác.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Geneva, bà Anjuska Weil tâm sự: "Tôi nghĩ rằng đấu tranh cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một chủ đề hoạt động của chúng tôi trong tương lai. Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục các dự án như dự án Hỗ trợ vốn vay cho người cao tuổi và chuẩn bị cho các chuyến đi nghiên cứu tới Việt Nam vào mùa Xuân tới; đồng thời tiếp tục tổ chức các hoạt động khác nhằm củng cố thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước."
Một điểm đặc biệt trong đêm nhạc Việt Nam tại Zurich là các nghệ sỹ biểu diễn không sinh sống bằng nghề ca hát mà đều có một nghề nghiệp riêng. Kỹ sư nông nghiệp Richard Fuller người Mỹ, đặt chân đến Việt Nam năm 1969, ông đã nghe và đam mê nhạc Trịnh Công Sơn ngay từ những ngày đầu tiên.
Ông có một cái tên Việt Nam đầy ấn tượng là Trần Phong Phú và đã thể hiện những bài hát như "Diễm Xưa," "Người con gái Việt Nam Da vàng," "Nối vòng tay lớn" bằng tiếng Việt bằng tất cả cảm xúc của mình.
Ông Phú còn gửi niềm đam mê của mình ra thế giới khi chuyển ngữ bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ra tiếng Anh và khát khao nó được ca vang ở khắp nơi trên thế giới./.
(TTXVN)