Tối 28/11, tại Trung tâm Văn hóa triển lãm thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 245 năm ngày sinh, 190 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ: Kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du là dịp chúng ta ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của ông, tự hào hơn những giá trị văn hóa mà ông và dòng họ để lại cho dân tộc và nhân loại.
Diễn văn của ông Võ Kim Cự cũng khẳng định những đóng góp to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam và thế giới.
Phát huy truyền thống văn hóa, Hà Tĩnh nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa-xã hội và phát triển kinh tế. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện, nhân đạo và chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả, an chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tham dự buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lê Khánh Hải, nhấn mạnh Nguyễn Du và những trước tác của ông để lại cho nhân loại, đặc biệt là tác phẩm "Truyện Kiều" là đỉnh cao văn học nước nhà, được bạn bè quốc tế thừa nhận.
Chương trính nghệ thuật “Trăm năm trăm cõi” do đạo diễn Nguyễn Khắc Phục viết kịch bản và điều phối chương trình với 20 hoạt cảnh do các diễn viên đến từ đoàn ca múa nhạc quân đội, đoàn ca múa nhạc Hà Tĩnh, Trường văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh cũng đã được trình diễn tại lễ kỷ niệm.
Trước đó, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ động thổ tôn tạo Nhà thờ Nguyễn Du tại xã Tiên Điền huyện (Nghi Xuân), khai trương phòng trưng bày “Những hiện vật, ấn phẩm tiêu biểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và vùng đất cổ Nghi Xuân”; trao giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ V (2005-2009).
Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765 tại phường Bích Câu, Thăng Long, trong một gia đình "danh gia vọng tộc" của xứ Nghệ.
Họ Nguyễn Tiên Ðiền, Nghi Xuân thời bấy giờ có rất nhiều người đỗ đạt cao và giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Cụ thân sinh của Nguyễn Du là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng đầu triều. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, sinh trưởng trong một dòng họ có truyền thống hiếu học ở Kinh Bắc.
Nguyễn Du sớm được thừa hưởng những tinh túy của nhiều vùng văn hóa nổi tiếng của đất nước như xứ Nghệ, Kinh Bắc, Thăng Long, Phú Xuân. Năm 21 tuổi, gia đình ông bắt đầu tan tác, ông phải lưu lạc nhiều nơi, chịu đựng bao nỗi truân chuyên, cùng cực, cuối cùng trở về quê nhà tìm kế mưu sinh.
Sau khi Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du trở lại chốn quan trường. Ông từng giữ chức tri phủ, được thăng Ðông Các điện học sỹ, tước Du đức Hầu, được bổ làm Cai bạ Quảng Bình, rồi thăng hàm Cần Chánh điện học sỹ và được cử đi sứ ở Trung Quốc...
18 năm làm quan cho triều Nguyễn, nhưng cũng có hơn ba lần ông xin cáo quan về quê, khi thì lấy cớ dưỡng bệnh, lúc lại bận việc nhà... Và trong một trận dịch tả năm Minh Mạng nguyên niên, ông bị nhiễm bệnh rồi mất vào ngày 16/9/1820 tại Huế./.
Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ: Kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du là dịp chúng ta ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của ông, tự hào hơn những giá trị văn hóa mà ông và dòng họ để lại cho dân tộc và nhân loại.
Diễn văn của ông Võ Kim Cự cũng khẳng định những đóng góp to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn hóa Việt Nam và thế giới.
Phát huy truyền thống văn hóa, Hà Tĩnh nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực văn hóa-xã hội và phát triển kinh tế. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện, nhân đạo và chính sách xã hội thực hiện có hiệu quả, an chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tham dự buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Lê Khánh Hải, nhấn mạnh Nguyễn Du và những trước tác của ông để lại cho nhân loại, đặc biệt là tác phẩm "Truyện Kiều" là đỉnh cao văn học nước nhà, được bạn bè quốc tế thừa nhận.
Chương trính nghệ thuật “Trăm năm trăm cõi” do đạo diễn Nguyễn Khắc Phục viết kịch bản và điều phối chương trình với 20 hoạt cảnh do các diễn viên đến từ đoàn ca múa nhạc quân đội, đoàn ca múa nhạc Hà Tĩnh, Trường văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh cũng đã được trình diễn tại lễ kỷ niệm.
Trước đó, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ động thổ tôn tạo Nhà thờ Nguyễn Du tại xã Tiên Điền huyện (Nghi Xuân), khai trương phòng trưng bày “Những hiện vật, ấn phẩm tiêu biểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và vùng đất cổ Nghi Xuân”; trao giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Du lần thứ V (2005-2009).
Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765 tại phường Bích Câu, Thăng Long, trong một gia đình "danh gia vọng tộc" của xứ Nghệ.
Họ Nguyễn Tiên Ðiền, Nghi Xuân thời bấy giờ có rất nhiều người đỗ đạt cao và giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Cụ thân sinh của Nguyễn Du là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng đầu triều. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, sinh trưởng trong một dòng họ có truyền thống hiếu học ở Kinh Bắc.
Nguyễn Du sớm được thừa hưởng những tinh túy của nhiều vùng văn hóa nổi tiếng của đất nước như xứ Nghệ, Kinh Bắc, Thăng Long, Phú Xuân. Năm 21 tuổi, gia đình ông bắt đầu tan tác, ông phải lưu lạc nhiều nơi, chịu đựng bao nỗi truân chuyên, cùng cực, cuối cùng trở về quê nhà tìm kế mưu sinh.
Sau khi Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du trở lại chốn quan trường. Ông từng giữ chức tri phủ, được thăng Ðông Các điện học sỹ, tước Du đức Hầu, được bổ làm Cai bạ Quảng Bình, rồi thăng hàm Cần Chánh điện học sỹ và được cử đi sứ ở Trung Quốc...
18 năm làm quan cho triều Nguyễn, nhưng cũng có hơn ba lần ông xin cáo quan về quê, khi thì lấy cớ dưỡng bệnh, lúc lại bận việc nhà... Và trong một trận dịch tả năm Minh Mạng nguyên niên, ông bị nhiễm bệnh rồi mất vào ngày 16/9/1820 tại Huế./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)