Ngày 22/9, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày quần thể di tích Cô đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (1993-2013); 10 năm Nhã nhạc Huế-Âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2003-2013).
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo cán bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã dự lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Những năm qua, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới ở các địa phương luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh để các địa phương chủ động triển khai các hoạt động khảo cổ, nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đồng thời có chính sách và biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân chung tay đóng góp vào sự nghiệp này.
Đối với Huế, từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể, quần thể di tích Cố đô Huế ngày càng được bảo tồn, tôn tạo nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch.
[Chặng đường 20 năm và tương lai của Di sản Huế]
Phó Thủ tướng yêu cầu: Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị của di tích, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tiếp tục xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể đối với khu di sản Huế phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa với yêu cầu bảo tồn bền vững những giá trị giá trị nổi bật về cảnh quan của khu di sản Huế; xem đây là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của một điển hình kiến trúc "đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường" của Huế.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn di sản của Huế trong thời gian qua, đồng thời khuyến nghị địa phương cần tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý di sản thế giới một cách hiệu quả và thiết thực hơn; đặc biệt là khắc phục một cách hệ thống những ảnh hướng đối với di sản cả do con người và thiên nhiên gây ra.
Đánh giá kết quả công tác trùng tu di tích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao cho biết: Từ năm 1996 đến nay, gần 100 công trình được phục hồi, trùng tu tôn tạo; hàng trăm công trình được bảo quản chống xuống cấp; nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu bổ như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Duyệt Thị Đường, Trường lang, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, 10 cổng Kinh Thành...; hệ thống sân vườn các di tích được tu bổ hoàn nguyên; hệ thống cơ sở hạ tầng các di tích được đầu tư, không gian hoang phế được thu hẹp... với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng.
Những thành tựu đó là động lực quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nếu năm 1993 hệ thống di tích Cố đô Huế chỉ đón khoảng 200.000 lượt khách/năm, doanh thu 4 tỷ đồng; đến nay đã đón đạt hơn 2 triệu lượt khách/năm, doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng./.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng đông đảo cán bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã dự lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Những năm qua, vượt lên nhiều khó khăn, thách thức, việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới ở các địa phương luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh để các địa phương chủ động triển khai các hoạt động khảo cổ, nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị các di sản văn hóa; đồng thời có chính sách và biện pháp cụ thể nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân chung tay đóng góp vào sự nghiệp này.
Đối với Huế, từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể, quần thể di tích Cố đô Huế ngày càng được bảo tồn, tôn tạo nhằm giữ gìn toàn vẹn những di sản vô giá của dân tộc cho các thế hệ mai sau và phát huy giá trị trong việc thu hút khách du lịch.
[Chặng đường 20 năm và tương lai của Di sản Huế]
Phó Thủ tướng yêu cầu: Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị của di tích, tỉnh Thừa Thiên-Huế cần tiếp tục xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể đối với khu di sản Huế phù hợp với quy hoạch chung của địa phương, nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa với yêu cầu bảo tồn bền vững những giá trị giá trị nổi bật về cảnh quan của khu di sản Huế; xem đây là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của một điển hình kiến trúc "đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường" của Huế.
Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn di sản của Huế trong thời gian qua, đồng thời khuyến nghị địa phương cần tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý di sản thế giới một cách hiệu quả và thiết thực hơn; đặc biệt là khắc phục một cách hệ thống những ảnh hướng đối với di sản cả do con người và thiên nhiên gây ra.
Đánh giá kết quả công tác trùng tu di tích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao cho biết: Từ năm 1996 đến nay, gần 100 công trình được phục hồi, trùng tu tôn tạo; hàng trăm công trình được bảo quản chống xuống cấp; nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu bổ như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Duyệt Thị Đường, Trường lang, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, 10 cổng Kinh Thành...; hệ thống sân vườn các di tích được tu bổ hoàn nguyên; hệ thống cơ sở hạ tầng các di tích được đầu tư, không gian hoang phế được thu hẹp... với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng.
Những thành tựu đó là động lực quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nếu năm 1993 hệ thống di tích Cố đô Huế chỉ đón khoảng 200.000 lượt khách/năm, doanh thu 4 tỷ đồng; đến nay đã đón đạt hơn 2 triệu lượt khách/năm, doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng./.
Quốc Việt (TTXVN)