Lễ hội kỷ niệm 1.971 năm ngày Nữ tướng Lê Chân thắng trận đã diễn ra từ 29-30/9 (tức ngày 14 và 15 tháng 8 năm Nhâm Thìn) tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Lễ hội được tổ chức với các nghi thức truyền thống như thắp hương dâng lễ tại Đình An Biên, sau đó tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân diễn ra các hoạt động lễ đọc chúc, tế tạ, múa rồng, lân...
Lễ hội nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của người dân Hải Phòng, tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về lòng yêu nước thương dân, truyền thống bất khuất kiên cường của các thế hệ cha ông.
Lễ hội là dịp tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân, người đã có công khai hoang, lập ấp An Biên Trang xưa - thành phố Hải Phòng ngày nay và công lao to lớn của bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc.
Tương truyền, Nữ tướng Lê Chân quê làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định.
Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải rời bỏ quê đến vùng An Dương, cửa sông Cấm lập trại khai phá.
Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng.
Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm Nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công.
Ghi nhớ công ơn của Nữ tướng Lê Chân, nhân dân Hải phòng đã xây dựng Đền Nghè thờ bà tại phố Mê Linh (quận Lê Chân). Đền Nghè được xếp hạng là di tích quốc gia và được nhân gian coi là chốn linh thiêng.
Vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, người dân thành phố Cảng, khách thập phương thường đến đây cầu bình an, may mắn đến với gia đình và người thân./.
Lễ hội được tổ chức với các nghi thức truyền thống như thắp hương dâng lễ tại Đình An Biên, sau đó tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân diễn ra các hoạt động lễ đọc chúc, tế tạ, múa rồng, lân...
Lễ hội nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của người dân Hải Phòng, tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về lòng yêu nước thương dân, truyền thống bất khuất kiên cường của các thế hệ cha ông.
Lễ hội là dịp tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân, người đã có công khai hoang, lập ấp An Biên Trang xưa - thành phố Hải Phòng ngày nay và công lao to lớn của bà trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành độc lập dân tộc.
Tương truyền, Nữ tướng Lê Chân quê làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định.
Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải rời bỏ quê đến vùng An Dương, cửa sông Cấm lập trại khai phá.
Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng.
Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm Nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công.
Ghi nhớ công ơn của Nữ tướng Lê Chân, nhân dân Hải phòng đã xây dựng Đền Nghè thờ bà tại phố Mê Linh (quận Lê Chân). Đền Nghè được xếp hạng là di tích quốc gia và được nhân gian coi là chốn linh thiêng.
Vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, người dân thành phố Cảng, khách thập phương thường đến đây cầu bình an, may mắn đến với gia đình và người thân./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)