Tối 1/7, tại chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc (Cần Giuộc-Long An), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Cần Giuộc tổ chức kỷ niệm 190 năm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822-1/7/2012).
Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, trong một gia đình nhà nho nghèo.
Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849), nhưng lúc sắp thi thì nhận được tin mẹ mất nên ông bỏ thi về Nam chịu tang. Trên đường về, ông khóc nhớ thương mẹ khiến 2 mắt bị mù.
Trở lại quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ và nổi danh “Đồ Chiểu.”
Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ ở làng Thanh Ba (nay là xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc), mở lớp dạy học, sáng tác thơ văn yêu nước, làm thầy thuốc với sự giúp sức của người vợ hiền là bà Lê Thị Điền.
Lúc bấy giờ, các phong trào kháng Pháp nổ ra, lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Ở Cần Giuộc, nghĩa sỹ dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu, đã bí mật tấn công đồn Tây Dương vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (tức ngày 16/12/1861).
Mặc dù không được tận mắt chứng kiến diễn biến của trận tập kích công đồn hôm ấy nhưng tinh thần đấu tranh anh dũng, bỏ mình vì dân vì nước của những nghĩa sỹ Cần Giuộc đã dội vào trái tim nóng bỏng nhiệt tình yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Hình ảnh của những nghĩa sỹ nông dân trong trận công đồn năm ấy đã được ông khắc họa trong bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc."
Đến năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền đông (Gia Định - Định Tường - Biên Hòa) cho Pháp.
Vậy là Cần Giuộc - quê hương thứ hai của Nguyễn Đình Chiểu cũng lọt vào tay giặc. Không cam chịu ở lại vùng chiếm đóng của giặc, ông về Ba Tri, Bến Tre, tiếp tục mở trường dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn yêu nước.
Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông khẳng khái khước từ tất cả, giữ trọn tấm lòng chung thủy sắc son với nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Ông mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (tức ngày 03/7/1888) tại Ba Tri.
Tại lễ kỷ niệm, các nghệ sỹ từ Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu diễn nhiều tiết mục với chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu; ngâm lại những bài thơ do cụ sáng tác./.
Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, trong một gia đình nhà nho nghèo.
Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra Huế học, chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849), nhưng lúc sắp thi thì nhận được tin mẹ mất nên ông bỏ thi về Nam chịu tang. Trên đường về, ông khóc nhớ thương mẹ khiến 2 mắt bị mù.
Trở lại quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc, làm thơ và nổi danh “Đồ Chiểu.”
Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ ở làng Thanh Ba (nay là xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc), mở lớp dạy học, sáng tác thơ văn yêu nước, làm thầy thuốc với sự giúp sức của người vợ hiền là bà Lê Thị Điền.
Lúc bấy giờ, các phong trào kháng Pháp nổ ra, lan rộng và phát triển mạnh mẽ. Ở Cần Giuộc, nghĩa sỹ dưới sự chỉ huy của Bùi Quang Diệu, đã bí mật tấn công đồn Tây Dương vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (tức ngày 16/12/1861).
Mặc dù không được tận mắt chứng kiến diễn biến của trận tập kích công đồn hôm ấy nhưng tinh thần đấu tranh anh dũng, bỏ mình vì dân vì nước của những nghĩa sỹ Cần Giuộc đã dội vào trái tim nóng bỏng nhiệt tình yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu. Hình ảnh của những nghĩa sỹ nông dân trong trận công đồn năm ấy đã được ông khắc họa trong bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc."
Đến năm 1862, triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất nhường 3 tỉnh miền đông (Gia Định - Định Tường - Biên Hòa) cho Pháp.
Vậy là Cần Giuộc - quê hương thứ hai của Nguyễn Đình Chiểu cũng lọt vào tay giặc. Không cam chịu ở lại vùng chiếm đóng của giặc, ông về Ba Tri, Bến Tre, tiếp tục mở trường dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn yêu nước.
Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông khẳng khái khước từ tất cả, giữ trọn tấm lòng chung thủy sắc son với nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Ông mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (tức ngày 03/7/1888) tại Ba Tri.
Tại lễ kỷ niệm, các nghệ sỹ từ Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu diễn nhiều tiết mục với chủ đề ca ngợi tinh thần yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu; ngâm lại những bài thơ do cụ sáng tác./.
Thanh Bình (TTXVN)