Ngày 11/11, trường trung cấp Mỹ thuật Bình Dương đã tổ chức kỷ niệm 110 năm thành lập và phát triển (1901-2011) với kết quả đào tạo hơn 5.000 học sinh ra trường, cung cấp lao động có trình độ mỹ thuật cho yêu cầu xã hội.
Đông đảo giáo viên và học sinh các thời kỳ đã về tham dự lễ kỷ niệm.
Theo Hiệu trưởng Lê Văn Tài, trường trung cấp Mỹ thuật Bình Dương là trường dạy mỹ thuật sớm nhất Việt Nam (trường mỹ nghệ Biên Hòa - Đồng Nai thành lập năm 1903, trường vẽ Gia Định năm 1913; trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1925).
Năm 1901, chính quyền thực dân Pháp đã thành lập trường mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một (năm 1932 đổi tên thành trường mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một ) - là trường mỹ thuật Bình Dương ngày nay; hiệu trưởng đầu tiên là ông Outrey - Tỉnh trưởng Thủ Dầu Một, kiêm quản lý trường về mặt hành chính.
Do trường dạy nhiều nghề, nên người dân Thủ Dầu Một lúc đó còn gọi trường là trường Bá Nghệ... nhưng thực ra chỉ có 4 nghề như ban tế mộc công (làm mộc đóng bàn ghế); ban sơn mài; ban điêu khắc (chạm, cẩn ốc, nặn tượng); ban vẽ kiểu mộc và trang trí (trang trí nội thất)...
Năm 1964-1975, người Mỹ thay chân người Pháp, trường được đổi tên là trường kỹ thuật Bình Dương và mở thêm một số nghề khác như kỹ nghệ sắt và điện kỹ nghệ và hiệu trưởng trường lúc này là người Việt Nam...
Ở giai đoạn này, một số học sinh cũ của trường trở thành nghệ nhân, họa sĩ tài danh hoặc trở thành nhà kinh doanh mỹ nghệ , làm việc ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng như Thanh-Lễ (Trương Văn Thanh - Nguyễn Thành Lễ); Lại Lô( Đặng Thành Nghị); Văn Thoạt; Sông Gianh; Phát Anh; Trang Phượng; Hổ Hữu Thủ (sơn mài); Lê Thành Nhơn (điêu khắc)...
Sau ngày giải phóng 1975, trường được Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp quản và đưa mục tiêu đào tạo thiên về mỹ thuật.
Năm 1977, trường đổi tên thành trường trung học Mỹ thuật Công nghiệp Sông Bé do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1982, trường lại giao về cho Ban Giáo dục chuyên nghiệp ( tức là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sông Bé) quản lý.
Từ năm 2000, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, trường đổi tên lại là trường trung cấp mỹ thuật Bình Dương và năm 2006 được đầu tư hơn 16 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất trường, cũng như được giao thêm cơ sở hai tại xã Định Hòa (thị xã Thủ Dầu Một) là trường dân tộc nội trú cũ có diện tích 6ha để mở rộng cơ sở giảng dạy...
Ngoài các nghề truyền thống, trường còn mở rộng thêm các loại hình đào tạo, mở thêm mã ngành với mục tiêu: ”Nhà trường gắn liền với xã hội.”
Các chuyên ngành đào tạo gồm ngành thiết kế gỗ; ngành sơn mài trang trí; ngành điêu khắc trang trí, ngành đồ họa công thương và ngành thiết kế thời trang.
Từ năm 1975-2011, trường đào tạo được 39 khóa trung học với 1.737 học sinh, 9 khóa công nhân với 308 học sinh và 2 khóa sư phạm mỹ thuật với 80 giáo sinh...
Nhân lễ kỷ niệm, trường đã tổ chức triển lãm mỹ thuật với trên 200 tác phẩm tiêu biểu của các thầy cô, học sinh các thời kỳ của trường với nhiều chất liệu và các ngành nghề; đón nhận Cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Cụm các trường chuyên nghiệp năm 2010" của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tặng thưởng./.
Đông đảo giáo viên và học sinh các thời kỳ đã về tham dự lễ kỷ niệm.
Theo Hiệu trưởng Lê Văn Tài, trường trung cấp Mỹ thuật Bình Dương là trường dạy mỹ thuật sớm nhất Việt Nam (trường mỹ nghệ Biên Hòa - Đồng Nai thành lập năm 1903, trường vẽ Gia Định năm 1913; trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội năm 1925).
Năm 1901, chính quyền thực dân Pháp đã thành lập trường mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một (năm 1932 đổi tên thành trường mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một ) - là trường mỹ thuật Bình Dương ngày nay; hiệu trưởng đầu tiên là ông Outrey - Tỉnh trưởng Thủ Dầu Một, kiêm quản lý trường về mặt hành chính.
Do trường dạy nhiều nghề, nên người dân Thủ Dầu Một lúc đó còn gọi trường là trường Bá Nghệ... nhưng thực ra chỉ có 4 nghề như ban tế mộc công (làm mộc đóng bàn ghế); ban sơn mài; ban điêu khắc (chạm, cẩn ốc, nặn tượng); ban vẽ kiểu mộc và trang trí (trang trí nội thất)...
Năm 1964-1975, người Mỹ thay chân người Pháp, trường được đổi tên là trường kỹ thuật Bình Dương và mở thêm một số nghề khác như kỹ nghệ sắt và điện kỹ nghệ và hiệu trưởng trường lúc này là người Việt Nam...
Ở giai đoạn này, một số học sinh cũ của trường trở thành nghệ nhân, họa sĩ tài danh hoặc trở thành nhà kinh doanh mỹ nghệ , làm việc ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng như Thanh-Lễ (Trương Văn Thanh - Nguyễn Thành Lễ); Lại Lô( Đặng Thành Nghị); Văn Thoạt; Sông Gianh; Phát Anh; Trang Phượng; Hổ Hữu Thủ (sơn mài); Lê Thành Nhơn (điêu khắc)...
Sau ngày giải phóng 1975, trường được Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp quản và đưa mục tiêu đào tạo thiên về mỹ thuật.
Năm 1977, trường đổi tên thành trường trung học Mỹ thuật Công nghiệp Sông Bé do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1982, trường lại giao về cho Ban Giáo dục chuyên nghiệp ( tức là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sông Bé) quản lý.
Từ năm 2000, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, trường đổi tên lại là trường trung cấp mỹ thuật Bình Dương và năm 2006 được đầu tư hơn 16 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất trường, cũng như được giao thêm cơ sở hai tại xã Định Hòa (thị xã Thủ Dầu Một) là trường dân tộc nội trú cũ có diện tích 6ha để mở rộng cơ sở giảng dạy...
Ngoài các nghề truyền thống, trường còn mở rộng thêm các loại hình đào tạo, mở thêm mã ngành với mục tiêu: ”Nhà trường gắn liền với xã hội.”
Các chuyên ngành đào tạo gồm ngành thiết kế gỗ; ngành sơn mài trang trí; ngành điêu khắc trang trí, ngành đồ họa công thương và ngành thiết kế thời trang.
Từ năm 1975-2011, trường đào tạo được 39 khóa trung học với 1.737 học sinh, 9 khóa công nhân với 308 học sinh và 2 khóa sư phạm mỹ thuật với 80 giáo sinh...
Nhân lễ kỷ niệm, trường đã tổ chức triển lãm mỹ thuật với trên 200 tác phẩm tiêu biểu của các thầy cô, học sinh các thời kỳ của trường với nhiều chất liệu và các ngành nghề; đón nhận Cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Cụm các trường chuyên nghiệp năm 2010" của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương tặng thưởng./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)