Theo các nhà phân tích, trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 3, "bộ đôi" Putin-Medvedev sẽ đem lại sự ổn định và thịnh vượng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho nước Nga dựa trên nền tảng đã có trong 12 năm qua.
Ngày 7/5, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Vladimir Putin đã ký một loạt sắc lệnh liên quan đến các phương hướng chủ chốt phát triển đất nước.
Trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của chính phủ," Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ mới dự kiến do ông Dmitry Medvedev đứng đầu, đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng hơn. Theo đó, đến năm 2020 phải tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao, đến năm 2015 tăng trưởng khối lượng đầu tư đạt không dưới 25% GDP, tăng hơn 30% thị phần sản phẩm các ngành kinh tế công nghệ cao và khoa học chuyên sâu trong GDP vào năm 2018 và đến thời điểm này tăng năng suất lao động lên 1,5 lần.
Ông Putin cũng đặt ra cho đất nước nhiệm vụ phải tạo bước đột phá để đến năm 2018, Nga vươn lên thứ 20 từ vị trí 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Thế giới về các điều kiện kinh doanh.
Một sắc lệnh khác đề cập đến chính sách xã hội, trong đó yêu cầu chính phủ phải bảo đảm đến năm 2018 tiền lương thực tế tăng 1,4-1,5 lần, trong đó đối tượng được tăng lương nhiều nhất thuộc lĩnh vực giáo dục và y tế.
Các nhà phân tích nhận định rằng các nhà lãnh đạo Nga đã quan tâm nhiều hơn tới khu vực Viễn Đông xa xôi và việc xây dựng Liên minh kinh tế Á-Âu. Trong bối cảnh châu Á đang trỗi dậy, sự phát triển của khu vực Viễn Đông và Đông Siberia đang trở thành nhiệm vụ địa chính trị lớn đối với Nga. Trong khi đó, sự hội nhập trong không gian hậu Xôviết đã phản ánh những tham vọng của ông Putin, đó là xây dựng nước Nga trở thành một cường quốc độc lập và lớn mạnh trong thế giới đa cực.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý Nga vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong những năm tới và sự phát triển của nền kinh tế này vẫn là nhiệm vụ trung tâm của đất nước. Khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống bốn năm trước, ông Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh rằng những vấn đề chính của Nga là hiệu quả sản xuất thấp và sự phụ thuộc quá lớn vào các nguồn nguyên liệu thô.
Ngày nay, Nga phải đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt giữa thúc đẩy quá trình tư nhân hóa, tăng đầu tư vào các ngành công nghệ mũi nhọn và một nền kinh tế mới, nhằm tăng cường tính cạnh tranh; hay sẽ duy trì ảnh hưởng của chính phủ, hạn chế đầu tư quốc gia và thâm hụt ngân sách, nhằm cân bằng ngân sách.
Theo số liệu chính thức, GDP của Nga năm 2011 tăng 4,2% và Nga trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2009, nền kinh tế Nga bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua của Nga, với GDP chỉ đạt 7,9%. Thêm vào đó, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được kỳ vọng sẽ tạo thêm những lực đẩy mới cho sự phát triển của đất nước.
Các nhà phân tích nói rằng Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - thách thức lớn nhất trong những năm gần đây, và Nga đã thể hiện cho thế giới thấy rằng họ là một quốc gia tự tin, trưởng thành và sáng tạo./.
Ngày 7/5, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Vladimir Putin đã ký một loạt sắc lệnh liên quan đến các phương hướng chủ chốt phát triển đất nước.
Trong sắc lệnh "Về chính sách kinh tế dài hạn của chính phủ," Tổng thống Putin yêu cầu chính phủ mới dự kiến do ông Dmitry Medvedev đứng đầu, đạt được chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng hơn. Theo đó, đến năm 2020 phải tạo ra và hiện đại hóa 25 triệu việc làm có năng suất cao, đến năm 2015 tăng trưởng khối lượng đầu tư đạt không dưới 25% GDP, tăng hơn 30% thị phần sản phẩm các ngành kinh tế công nghệ cao và khoa học chuyên sâu trong GDP vào năm 2018 và đến thời điểm này tăng năng suất lao động lên 1,5 lần.
Ông Putin cũng đặt ra cho đất nước nhiệm vụ phải tạo bước đột phá để đến năm 2018, Nga vươn lên thứ 20 từ vị trí 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Thế giới về các điều kiện kinh doanh.
Một sắc lệnh khác đề cập đến chính sách xã hội, trong đó yêu cầu chính phủ phải bảo đảm đến năm 2018 tiền lương thực tế tăng 1,4-1,5 lần, trong đó đối tượng được tăng lương nhiều nhất thuộc lĩnh vực giáo dục và y tế.
Các nhà phân tích nhận định rằng các nhà lãnh đạo Nga đã quan tâm nhiều hơn tới khu vực Viễn Đông xa xôi và việc xây dựng Liên minh kinh tế Á-Âu. Trong bối cảnh châu Á đang trỗi dậy, sự phát triển của khu vực Viễn Đông và Đông Siberia đang trở thành nhiệm vụ địa chính trị lớn đối với Nga. Trong khi đó, sự hội nhập trong không gian hậu Xôviết đã phản ánh những tham vọng của ông Putin, đó là xây dựng nước Nga trở thành một cường quốc độc lập và lớn mạnh trong thế giới đa cực.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý Nga vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong những năm tới và sự phát triển của nền kinh tế này vẫn là nhiệm vụ trung tâm của đất nước. Khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống bốn năm trước, ông Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh rằng những vấn đề chính của Nga là hiệu quả sản xuất thấp và sự phụ thuộc quá lớn vào các nguồn nguyên liệu thô.
Ngày nay, Nga phải đối mặt với lựa chọn khắc nghiệt giữa thúc đẩy quá trình tư nhân hóa, tăng đầu tư vào các ngành công nghệ mũi nhọn và một nền kinh tế mới, nhằm tăng cường tính cạnh tranh; hay sẽ duy trì ảnh hưởng của chính phủ, hạn chế đầu tư quốc gia và thâm hụt ngân sách, nhằm cân bằng ngân sách.
Theo số liệu chính thức, GDP của Nga năm 2011 tăng 4,2% và Nga trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2009, nền kinh tế Nga bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua của Nga, với GDP chỉ đạt 7,9%. Thêm vào đó, việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được kỳ vọng sẽ tạo thêm những lực đẩy mới cho sự phát triển của đất nước.
Các nhà phân tích nói rằng Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - thách thức lớn nhất trong những năm gần đây, và Nga đã thể hiện cho thế giới thấy rằng họ là một quốc gia tự tin, trưởng thành và sáng tạo./.
Hoàng Hà (TTXVN)