“Sắm cho mình một chú chim khuyên ưng ý, trị giá vài chục ngàn đến vài chục triệu mới chỉ là… khâu đầu. Muốn chim hay, ‘đấu’ tốt, người chơi khuyên còn phải chăm bẵm, tập luyện rất công phu.” Lời anh bạn có thâm niên “chơi chim” hàng chục năm khiến tôi không khỏi tò mò về thú chơi chim khuyên độc đáo ở Hà Nội.
Chăm chim hơn chăm… vợ đẻ
Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng của Câu lạc bộ vành khuyên Hale. Tại đây, hôm ít thì chừng năm mươi, hôm nhiều thì có đến trên trăm lồng vành khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo.
Anh Đặng Văn Tuấn (sinh năm 1964), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vành khuyên Hale - một lão làng trong giới chơi chim khuyên Hà thành, có thâm niên gần 30 năm kể, quê mình ở Đà Nẵng. Cách đây 24 năm, anh đi làm xây dựng ở Hà Nội, rồi lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Những chú chim chào mào, yến, vành khuyên được anh đưa lên tàu, vận chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội để tiện bề chăm sóc. “Ngày ấy, người Hà Nội chơi chim nhiều, nhưng không có thói quen mang chim ra các quán café như bây giờ,” anh nói.
Nhấp ly cafe, anh bảo, trong các loài chim cảnh, chơi khuyên thật lắm công phu. Loài vành khuyên là thứ chim nhỏ xinh, màu vàng xanh nhưng cũng có con màu vàng óng, đen, mơ… rất được ưa chuộng.
Theo anh Tuấn, hầu hết chim khuyên chơi đều là chim bẫy. Do đó, công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỉ mẩn. Này nhé, phải chọn được những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mắt đóng cao (mắt xếch lên trên phía đỉnh đầu). Nên chọn những chim khuyên mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi. Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều.
Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp. Vì chọn chim rất khó, nên có người ngồi cả buổi cũng không chọn được cho mình một chú chim ưng ý.
Chọn xong chim, mới chỉ là xong… công đoạn đầu. Tiếp theo, là công đoạn chăm sóc và tập luyện. Thông thường, mỗi người chơi chim sẽ có một kỹ nghệ riêng để chăm sóc chim của mình. Nhiều người còn ví von, chăm chim phải cẩn thận hơn chăm… vợ đẻ.
Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc vành khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng. Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè.
Anh Tuấn cho hay, vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột. Mỗi lần như thế, anh phải dùng “bí kíp” riêng bằng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị “trúng gió,” và anh Tuấn chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào “áo lồng” [mảnh vải che lồng chim – PV] để chim khỏi bệnh.
Chế độ tắm của vành khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm cho chim 1 lần và mùa đông thì pha nước ấm cho chim tắm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.
Anh Nguyễn Cao Cường, 37 tuổi (ở Tạ Hiện, Hà Nội) cho hay, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim vành khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi “tụ hội” để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu. Chim của anh Cường cũng đã đoạt nhiều giải trong các hội thi chim vành khuyên của Hà Nội cũng như liên tỉnh.
Hỏi về thời gian dành cho chim, người chơi chim đều bảo mất… rất nhiều. Và, hầu như họ không dám không đi đâu xa dài ngày. Nếu đi, họ sẽ thì mang chim đi gửi những người cùng chơi, bởi chỉ thế thì mới “đủ tin cậy” cho sức khỏe của chim cưng.
Nhìn lồng chim, biết… đại gia
Những năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên thú chơi vành khuyên với đủ các lứa tuổi, thành phần. Có người chơi chim đơn giản chỉ vì thú vui, nhưng cũng có người chơi vì mục đích kinh tế.
Anh Tuấn cho hay, tuy không mua đi bán lại chim, nhưng anh là một trong những nhà sản xuất cám đậu xanh dành cho chim vành khuyên ở Hà Nội. Việc bán cám với giá 50.000 đồng/kg cũng là một nguồn thu giúp anh duy trì thú vui này.
Giá của một chú chim vành khuyên cũng thật đa dạng, có chú chỉ vài chục ngàn, nhưng cũng có chú đến vài chục triệu đồng. Chim khuyên của anh Tuấn được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Chim khuyên của anh Cường cũng đến giá 20 triệu đồng, nhưng họ đều không bán.
Anh Tuấn bảo, đó chưa phải là cái giá “ngất ngưởng,” mà chỉ là cái giá “kha khá” cho những người chơi chim. Thực tế, có con hoàng khuyên líu hay lên tới 65 – 70 triệu đồng. Giá đắt là vậy, nhưng cũng không có chim mà bán.
Lại nữa, bởi “chim đẹp phải ở lồng son” nên các đại gia chơi chim khuyên cũng chả sợ tốn kém khi sắm cho chú chim cưng của mình những chiếc lồng tre được trạm trổ công phu với những cái giá ngất ngưởng. Anh Sơn, một người chơi chim đã “chịu chi” đến 60 triệu đồng để mua một chiếc lồng chim với bộ cóng (bộ đựng thức ăn, nước uống cho chim) và cầu cho chim đứng, moóc lồng bằng ngà voi. Vừa qua, anh Sơn cũng đã mất chú hoàng khuyên trị giá 40 triệu đồng.
Theo giới chơi chim khuyên, nhiều đại gia tìm mua mua chim đoạt giải ở các giải thi với giá cao để “tăng giá trị” của mình. Song, đây chưa hẳn là… sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi, “có người bỏ một đống tiền, mua chim được giải nhưng không biết chăm sóc, huấn luyện nên chim lại bị… tịt ngòi. Bởi, chim hay nhưng rơi vào tay thầy… không giỏi” anh Cường nói.
Anh Tuấn thì có lời khuyên với những người mới bước vào thú vui tao nhã này là “hẵng từ từ” và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, người ta chỉ cần mua những chú chim có giá hợp lý và từ từ “học nghề” từ lớp đàn anh đi trước bởi mỗi người có một “bí kíp” riêng để có được những chú chim hay./.
Chăm chim hơn chăm… vợ đẻ
Quán cafe nhỏ ở góc hồ Thiền Quang là nơi “tụ tập” mỗi buổi sáng của Câu lạc bộ vành khuyên Hale. Tại đây, hôm ít thì chừng năm mươi, hôm nhiều thì có đến trên trăm lồng vành khuyên xinh xắn, thi nhau líu lo.
Anh Đặng Văn Tuấn (sinh năm 1964), Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vành khuyên Hale - một lão làng trong giới chơi chim khuyên Hà thành, có thâm niên gần 30 năm kể, quê mình ở Đà Nẵng. Cách đây 24 năm, anh đi làm xây dựng ở Hà Nội, rồi lấy vợ, lập nghiệp ở đây. Những chú chim chào mào, yến, vành khuyên được anh đưa lên tàu, vận chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội để tiện bề chăm sóc. “Ngày ấy, người Hà Nội chơi chim nhiều, nhưng không có thói quen mang chim ra các quán café như bây giờ,” anh nói.
Nhấp ly cafe, anh bảo, trong các loài chim cảnh, chơi khuyên thật lắm công phu. Loài vành khuyên là thứ chim nhỏ xinh, màu vàng xanh nhưng cũng có con màu vàng óng, đen, mơ… rất được ưa chuộng.
Theo anh Tuấn, hầu hết chim khuyên chơi đều là chim bẫy. Do đó, công đoạn chọn chim phải cực kỳ tỉ mẩn. Này nhé, phải chọn được những chú khuyên có đầu to, trán rộng, mắt đóng cao (mắt xếch lên trên phía đỉnh đầu). Nên chọn những chim khuyên mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn và tơi. Đây là những chú khuyên có khả năng nhanh hót (líu) và líu nhiều.
Chim vành khuyên hay phải là những chú hay đứng giữa cầu (thanh giữa lồng, làm chỗ cho chim đứng), giọng lảnh, to, dài và có tính ganh đua với đồng loại… Chân chim khuyên phải cao, lông óng để tạo dáng cho chim đẹp. Vì chọn chim rất khó, nên có người ngồi cả buổi cũng không chọn được cho mình một chú chim ưng ý.
Chọn xong chim, mới chỉ là xong… công đoạn đầu. Tiếp theo, là công đoạn chăm sóc và tập luyện. Thông thường, mỗi người chơi chim sẽ có một kỹ nghệ riêng để chăm sóc chim của mình. Nhiều người còn ví von, chăm chim phải cẩn thận hơn chăm… vợ đẻ.
Việc đầu tiên trong công đoạn chăm sóc vành khuyên là chọn cám. Người sành chim không thể cho chú chim cưng của mình ăn cám công nghiệp bình thường mà phải cho ăn cám đậu xanh hoặc các loại cám “đặc sản” dành riêng cho chúng. Thi thoảng, người ta lại phải cho chim ăn bổ sung các loại dưỡng chất: một tuần cho ăn 1 lần mật ong (khoảng 5-7 giọt) để tăng sức đề kháng. Chim cũng được ăn hoa quả và sâu, châu chấu tươi thường xuyên. Ngoài ra, mùa đông nên cho chim khuyên ăn thức ăn có chất ấm hơn mùa hè.
Anh Tuấn cho hay, vành khuyên hay mắc bệnh đường ruột. Mỗi lần như thế, anh phải dùng “bí kíp” riêng bằng thuốc nam, hòa lẫn vào nước uống để chữa trị. Nếu để lạnh, chim sẽ bị “trúng gió,” và anh Tuấn chữa bằng cách bôi một lượng dầu gió thích hợp vào “áo lồng” [mảnh vải che lồng chim – PV] để chim khỏi bệnh.
Chế độ tắm của vành khuyên cũng… giống người. Mỗi ngày, người ta phải tắm cho chim 1 lần và mùa đông thì pha nước ấm cho chim tắm. Đặc biệt, không được dùng tay bắt chim mà phải mở cửa lồng, lùa chim sang… lồng tắm, được thiết kế riêng biệt.
Anh Nguyễn Cao Cường, 37 tuổi (ở Tạ Hiện, Hà Nội) cho hay, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, chim vành khuyên còn phải được tập luyện thường xuyên. Cứ hai ngày một lần, người ta lại phải mang chim đi “tụ hội” để giúp chúng bạo dạn, tạo sự ganh đua nhau líu. Chim của anh Cường cũng đã đoạt nhiều giải trong các hội thi chim vành khuyên của Hà Nội cũng như liên tỉnh.
Hỏi về thời gian dành cho chim, người chơi chim đều bảo mất… rất nhiều. Và, hầu như họ không dám không đi đâu xa dài ngày. Nếu đi, họ sẽ thì mang chim đi gửi những người cùng chơi, bởi chỉ thế thì mới “đủ tin cậy” cho sức khỏe của chim cưng.
Nhìn lồng chim, biết… đại gia
Những năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên thú chơi vành khuyên với đủ các lứa tuổi, thành phần. Có người chơi chim đơn giản chỉ vì thú vui, nhưng cũng có người chơi vì mục đích kinh tế.
Anh Tuấn cho hay, tuy không mua đi bán lại chim, nhưng anh là một trong những nhà sản xuất cám đậu xanh dành cho chim vành khuyên ở Hà Nội. Việc bán cám với giá 50.000 đồng/kg cũng là một nguồn thu giúp anh duy trì thú vui này.
Giá của một chú chim vành khuyên cũng thật đa dạng, có chú chỉ vài chục ngàn, nhưng cũng có chú đến vài chục triệu đồng. Chim khuyên của anh Tuấn được định giá 25 triệu đồng bởi đã nhiều lần đoạt giải trong các hội thi. Chim khuyên của anh Cường cũng đến giá 20 triệu đồng, nhưng họ đều không bán.
Anh Tuấn bảo, đó chưa phải là cái giá “ngất ngưởng,” mà chỉ là cái giá “kha khá” cho những người chơi chim. Thực tế, có con hoàng khuyên líu hay lên tới 65 – 70 triệu đồng. Giá đắt là vậy, nhưng cũng không có chim mà bán.
Lại nữa, bởi “chim đẹp phải ở lồng son” nên các đại gia chơi chim khuyên cũng chả sợ tốn kém khi sắm cho chú chim cưng của mình những chiếc lồng tre được trạm trổ công phu với những cái giá ngất ngưởng. Anh Sơn, một người chơi chim đã “chịu chi” đến 60 triệu đồng để mua một chiếc lồng chim với bộ cóng (bộ đựng thức ăn, nước uống cho chim) và cầu cho chim đứng, moóc lồng bằng ngà voi. Vừa qua, anh Sơn cũng đã mất chú hoàng khuyên trị giá 40 triệu đồng.
Theo giới chơi chim khuyên, nhiều đại gia tìm mua mua chim đoạt giải ở các giải thi với giá cao để “tăng giá trị” của mình. Song, đây chưa hẳn là… sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi, “có người bỏ một đống tiền, mua chim được giải nhưng không biết chăm sóc, huấn luyện nên chim lại bị… tịt ngòi. Bởi, chim hay nhưng rơi vào tay thầy… không giỏi” anh Cường nói.
Anh Tuấn thì có lời khuyên với những người mới bước vào thú vui tao nhã này là “hẵng từ từ” và đầu tư có chọn lọc. Theo đó, người ta chỉ cần mua những chú chim có giá hợp lý và từ từ “học nghề” từ lớp đàn anh đi trước bởi mỗi người có một “bí kíp” riêng để có được những chú chim hay./.
Hội thi chim Anh Tuấn cũng cho biết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, thú chơi chim vành khuyên hiện đang nở rộ hơn bao giờ hết. Có nhiều Câu lạc bộ được mở ra như Hale, Giáp Nhị, Sinh vật cảnh Hà Nội, Long Biên, Hà Đông… Thông thường, các Câu lạc bộ, Hội chim vành khuyên đều có những cuộc thi cho riêng mình. Và, ngày 21/3 tới, Câu lạc bộ vành khuyên Hale sẽ tổ chức Hội thi chim liên tỉnh miền Bắc, dự kiến sẽ có 200 lồng chim tham dự. Để “dự thi,” chủ của các lồng chim phải đóng phí ở mức 50.000 đồng/lồng (đối với hội viên của Hale) và 100.000 đồng/lồng với người không phải hội viên. Sẽ có các giải bằng hiện vật: cúp, cờ, lồng chim… cho các chú chim đoạt giải. Tuy hiện vật có giá trị rất khiêm tốn, song những cuộc thi chim lại thu hút được đông đảo người chơi chim tham dự. Bởi thông thường, các chú chim đoạt giải sẽ được định giá rất cao. |
Trung Hiền (Vietnam+)