Phiên chất vấn ngày 9/12 tại kỳ họp thứ 22 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII "nóng" với ba nhóm vấn đề giải phóng mặt bằng; việc chậm thực hiện các dự án xã hội hóa; việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.
Có trách nhiệm với lịch sử để đi tiếp
Báo cáo với các đại biểu về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ Hội đồng Nhân dân về công tác giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố cho biết, việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường đồng thời hoặc trước khi lập dự án xây dựng đường đã được thực hiện cho nhiều tuyến đường như tuyến Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Trần Văn Hưng, Nguyễn Chí Thanh.
Tuy nhiên, ở những tuyến đường sâu trong nội thành, dân cư dày đặc như tuyến Kim Liên-Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, mặc dù đã có Quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, chủ trương này cũng chưa được thực hiện.
Mặc dù, ông Hải đã đưa ra 6 nguyên nhân chính chưa thực hiện tốt Nghị quyết này, nhưng không đủ sức thuyết phục nên các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đã dồn dập chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố Hà Nội đưa ra lý do các quy định, văn bản pháp lý còn chưa đủ hoặc ban hành chậm so với yêu cầu thực tiễn là thiếu sức thuyết phục khi cùng chịu sự điều chỉnh của các văn bản đó nhưng thành phố Đà Nẵng vẫn thực hiện rất tốt.
Đại biểu Ngô Văn Ny đặt thẳng câu hỏi: "Thành phố Đà Nẵng đã giải quyết được tình trạng nhà “siêu mỏng siêu méo" vậy Hà Nội có làm được không?”. Đại biểu Vũ Đức Tân cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân của việc chưa có sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp thực hiện với các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng là có lý do.
Theo ông Tân, trước tiên chính quyền phải thực hiện đúng lời hứa và người dân phải thực hiện đúng pháp luật. Có những trường hợp người dân đã di dời để thực hiện các Dự án của thành phố, nhưng cũng không nhận được sự đền bù theo đúng cơ chế chính sách do Thành phố đã ban hành. Hoặc một dự án như nhau thì phải có mức đền bù tương tự nhưng trong thực tế, cùng một dự án thì thường những người chấp hành đúng pháp luật “đi trước” lại bị thiệt thòi so với những người dây dưa “đi sau.”
Các đại biểu vẫn thấy chưa thỏa đáng với giải trình của Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc về sự vào cuộc tích cực của thành phố để giải quyết tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo". Đại biểu Phạm Thị Loan đề nghị, những vấn đề Giám đốc Sở không trả lời được, người đại diện thành phố ở cấp cao hơn phải trả lời.
Bà Loan đặt câu hỏi về lý do mà thành phố chưa giải quyết được triệt để nhà “siêu mỏng, siêu méo?” Tới đây, Ủy ban Nhân dân Thành phố có dự định giải quyết triệt để vấn đề này không? Đến bao giờ sẽ giải quyết được?
Đại biểu Bùi Thị An đặt giả thiết, nếu bắt đầu từ đây, thành phố sẽ thực hiện tốt, không để xuất hiện tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”, thành phố có giải quyết được tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” đã xảy ra trước đây hay không?
Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đã phần nào đồng tình với lý giải của Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Phí Thái Bình; theo đó, thực tế có rất nhiều cái khó trong việc giải quyết triệt để tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”, trong đó có yếu tố lịch sử để lại. “Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào thực trạng đó, để suy nghĩ làm tốt trong tương lai”.
Phó Chủ tịch đưa ra những dẫn chứng cụ thể: khi 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình được cắt về Hà Nội chưa hề có quy hoạch mà đã cấp hơn 8000 ha để làm Dự án, hoặc cả tỉnh Hà Tây (cũ) chưa hề có quy hoạch (trừ Sơn Tây) nên đã xảy ra tình trạng đường trục Bắc-Nam có sự chồng lấn vào Khu công nghiệp đã được triển khai. Vì vậy, thành phố đang phải xem xét lại hàng ngàn dự án.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với lịch sử để đi tiếp” và ông Phí Thái Bình khẳng định “thành phố sẽ giải quyết triệt để nhà “siêu mỏng, siêu méo.”
Hà Nội sẽ tạo nhiều quỹ đất sạch cho các dự án xã hội hóa
Đó là một trong những giải pháp để thúc đẩy tiến độ các dự án xã hội hóa bệnh viện, trường học trên địa bàn Hà Nội mà Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Sửu khẳng định.
Ông Sửu cho biết, đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 18 bệnh viện tư nhân đi vào hoạt động với quy mô 543 giường bệnh. Ngoài ra, thành phố đã chấp thuận địa điểm và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 15 bệnh viện và cơ sở y tế với diện tích 26,2ha đất, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.579 tỷ đồng và quy mô đầu tư 1.750 giường bệnh; 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 3,474 triệu USD.
Trong lĩnh vực giáo dục đã chấp thuận địa điểm và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 54 dự án đầu tư trong nước, với tổng mức đầu tư 15.704 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 127,9ha và năm 2010 có 25 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 108,073 triệu USD.
Tuy đã đạt được những kết quả trên nhưng các đại biểu vẫn không hài lòng với thành phố về việc đã chấp thuận địa điểm, giao đất cho các dự án xã hội hóa nhưng không thể thu hồi được.
Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn cho biết, có những dự án giao đất từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn không thu hồi được đất làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì hiệu quả không cao, trong khi đồng tiền mất giá.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, việc tạo quỹ đất sạch trong nội thành và ven đô là rất khó khăn. Vì vậy đại biểu mong muốn thành phố dành nhiều đất ở những khu vực đã di dời các nhà máy, xí nghiệp trong nội đô để xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế.
Trong thời gian tới, ông Sửu cho biết, thành phố sẽ không cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với bất kỳ dự án nào sang mục đích khác không thuộc lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa. Đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết các thủ tục hành chính ở tất cả các cấp, các ngành của thành phố.
Ông đề nghị Hội đồng Nhân dân các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, tăng cường giám sát cộng đồng, giám sát đầu tư đối với các dự án xã hội hóa, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục./.
Có trách nhiệm với lịch sử để đi tiếp
Báo cáo với các đại biểu về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ Hội đồng Nhân dân về công tác giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố cho biết, việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường đồng thời hoặc trước khi lập dự án xây dựng đường đã được thực hiện cho nhiều tuyến đường như tuyến Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Trần Văn Hưng, Nguyễn Chí Thanh.
Tuy nhiên, ở những tuyến đường sâu trong nội thành, dân cư dày đặc như tuyến Kim Liên-Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, mặc dù đã có Quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, chủ trương này cũng chưa được thực hiện.
Mặc dù, ông Hải đã đưa ra 6 nguyên nhân chính chưa thực hiện tốt Nghị quyết này, nhưng không đủ sức thuyết phục nên các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đã dồn dập chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố Hà Nội đưa ra lý do các quy định, văn bản pháp lý còn chưa đủ hoặc ban hành chậm so với yêu cầu thực tiễn là thiếu sức thuyết phục khi cùng chịu sự điều chỉnh của các văn bản đó nhưng thành phố Đà Nẵng vẫn thực hiện rất tốt.
Đại biểu Ngô Văn Ny đặt thẳng câu hỏi: "Thành phố Đà Nẵng đã giải quyết được tình trạng nhà “siêu mỏng siêu méo" vậy Hà Nội có làm được không?”. Đại biểu Vũ Đức Tân cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân của việc chưa có sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp thực hiện với các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng là có lý do.
Theo ông Tân, trước tiên chính quyền phải thực hiện đúng lời hứa và người dân phải thực hiện đúng pháp luật. Có những trường hợp người dân đã di dời để thực hiện các Dự án của thành phố, nhưng cũng không nhận được sự đền bù theo đúng cơ chế chính sách do Thành phố đã ban hành. Hoặc một dự án như nhau thì phải có mức đền bù tương tự nhưng trong thực tế, cùng một dự án thì thường những người chấp hành đúng pháp luật “đi trước” lại bị thiệt thòi so với những người dây dưa “đi sau.”
Các đại biểu vẫn thấy chưa thỏa đáng với giải trình của Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc về sự vào cuộc tích cực của thành phố để giải quyết tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo". Đại biểu Phạm Thị Loan đề nghị, những vấn đề Giám đốc Sở không trả lời được, người đại diện thành phố ở cấp cao hơn phải trả lời.
Bà Loan đặt câu hỏi về lý do mà thành phố chưa giải quyết được triệt để nhà “siêu mỏng, siêu méo?” Tới đây, Ủy ban Nhân dân Thành phố có dự định giải quyết triệt để vấn đề này không? Đến bao giờ sẽ giải quyết được?
Đại biểu Bùi Thị An đặt giả thiết, nếu bắt đầu từ đây, thành phố sẽ thực hiện tốt, không để xuất hiện tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”, thành phố có giải quyết được tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” đã xảy ra trước đây hay không?
Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố đã phần nào đồng tình với lý giải của Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Phí Thái Bình; theo đó, thực tế có rất nhiều cái khó trong việc giải quyết triệt để tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”, trong đó có yếu tố lịch sử để lại. “Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào thực trạng đó, để suy nghĩ làm tốt trong tương lai”.
Phó Chủ tịch đưa ra những dẫn chứng cụ thể: khi 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình được cắt về Hà Nội chưa hề có quy hoạch mà đã cấp hơn 8000 ha để làm Dự án, hoặc cả tỉnh Hà Tây (cũ) chưa hề có quy hoạch (trừ Sơn Tây) nên đã xảy ra tình trạng đường trục Bắc-Nam có sự chồng lấn vào Khu công nghiệp đã được triển khai. Vì vậy, thành phố đang phải xem xét lại hàng ngàn dự án.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với lịch sử để đi tiếp” và ông Phí Thái Bình khẳng định “thành phố sẽ giải quyết triệt để nhà “siêu mỏng, siêu méo.”
Hà Nội sẽ tạo nhiều quỹ đất sạch cho các dự án xã hội hóa
Đó là một trong những giải pháp để thúc đẩy tiến độ các dự án xã hội hóa bệnh viện, trường học trên địa bàn Hà Nội mà Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Sửu khẳng định.
Ông Sửu cho biết, đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã có 18 bệnh viện tư nhân đi vào hoạt động với quy mô 543 giường bệnh. Ngoài ra, thành phố đã chấp thuận địa điểm và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 15 bệnh viện và cơ sở y tế với diện tích 26,2ha đất, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.579 tỷ đồng và quy mô đầu tư 1.750 giường bệnh; 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 3,474 triệu USD.
Trong lĩnh vực giáo dục đã chấp thuận địa điểm và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 54 dự án đầu tư trong nước, với tổng mức đầu tư 15.704 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 127,9ha và năm 2010 có 25 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 108,073 triệu USD.
Tuy đã đạt được những kết quả trên nhưng các đại biểu vẫn không hài lòng với thành phố về việc đã chấp thuận địa điểm, giao đất cho các dự án xã hội hóa nhưng không thể thu hồi được.
Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn cho biết, có những dự án giao đất từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn không thu hồi được đất làm cho các nhà đầu tư nản lòng vì hiệu quả không cao, trong khi đồng tiền mất giá.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, việc tạo quỹ đất sạch trong nội thành và ven đô là rất khó khăn. Vì vậy đại biểu mong muốn thành phố dành nhiều đất ở những khu vực đã di dời các nhà máy, xí nghiệp trong nội đô để xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế.
Trong thời gian tới, ông Sửu cho biết, thành phố sẽ không cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với bất kỳ dự án nào sang mục đích khác không thuộc lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa. Đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giải quyết các thủ tục hành chính ở tất cả các cấp, các ngành của thành phố.
Ông đề nghị Hội đồng Nhân dân các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, tăng cường giám sát cộng đồng, giám sát đầu tư đối với các dự án xã hội hóa, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)