Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XII tập trung về lập pháp

Trong một tháng diễn ra kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, Quốc hội sẽ bàn nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật.
Ông Trần Đình Đàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, trong một tháng diễn ra kỳ họp thứ 7,Quốc hội khóa XII, Quốc hội sẽ bàn nhiều nội dung quan trọng liên quan đến côngtác xây dựng pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; thựchiện nhiệm vụ giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại cuộc họp báo công bố Chương trình và những nội dung chủ yếu của kỳ họpthứ 7, Quốc hội khóa XII, chiều 17/5, ông Đàn cho biết, kỳ họp sẽ chính thứckhai mạc vào sáng 20/5.

Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(sửa đổi); các tổ chức tín dụng (sửa đổi); thuế nhà, đất; nuôi con nuôi; thihành án hình sự; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; người khuyết tật; bưuchính; trọng tài thương mại; an toàn thực phẩm.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết gồm Nghị quyết sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự ánquan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Nghị quyết vềChương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Có sáu dự án luật sẽ được trìnhQuốc hội cho ý kiến gồm thuế bảo vệ môi trường; thanh tra (sửa đổi); tố tụnghành chính; viên chức; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khoáng sản (sửa đổi).

Quốc hội sẽ nghe và thảo luận các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiệnnhiệm vụ kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009; tình hình triển khai kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 trong những thángđầu năm; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008.

Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đườngsắt cao tốc Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh; Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đôHà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội sẽ nghe các báo cáo kết quảgiám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư vàbảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học; việc giải quyết kiến nghịcủa cử tri từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp thứ 7.

Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan; các báo cáovề quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; tình hình thực hiện pháp luật vềbình đẳng giới; kết quả thực hiện xóa đói, giảm nghèo qua chương trình 135, việcquản lý, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăngiai đoạn 2006-2010.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến sự thay đổi trong chương trìnhlập pháp với việc rút các dự án Luật Đầu tư công, Luật Biển Việt Nam và Luật Thủđô ra khỏi chương trình kỳ họp, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn,các dự án nếu được chuẩn bị chưa thật sự đạt yêu cầu cao, chưa đủ điều kiện đểtrình xin ý kiến Quốc hội sẽ phải để chậm lại.

Ông Trần Đình Đàn cũng khẳng định, trách nhiệm trong việc chưa chuẩn bị tốtdẫn tới phải lùi thời hạn trình hoặc rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháplệnh trước hết thuộc về cơ quan soạn thảo các dự án luật.

Riêng về dự án LuậtBiển Việt Nam, theo ông Trần Đình Đàn, những vấn đề liên quan đến biên giới, bảovệ vùng trời, vùng biển, tổ chức khai thác, phân định là những vấn đề hết sứcquan trọng, cần bàn bạc, thảo luận, trao đổi kỹ trong các cơ quan soạn thảo cũngnhư cơ quan thẩm định.

Liên quan đến Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2050, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, Ủy banThường vụ Quốc hội rất quan tâm đến một số vấn đề như thực trạng quy hoạch củaThủ đô hiện nay; đời sống kinh tế-xã hội của các vùng Hà Nội mới; bề dày lịchsử, truyền thống, bản sắc văn hóa Thủ đô; trung tâm hành chính mới của Thủ đô...

Quốc hội sẽ có ý kiến tham gia cụ thể với Chính phủ về đồ án này để quyếtđịnh được phương án tối ưu nhất. Đồ án quy hoạch chung cũng sẽ được đưa ra lấy ýkiến trong nhân dân./.

Thanh Hòa (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục