Ngày 30/8, sau nhiều lần tạm hoãn, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Lê Bá Mai (sinh năm 1982, quê Thanh Hóa, trú tại tỉnh Bình Phước) về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em.”
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã bác kháng cáo của bị cáo, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đồng thời giữ nguyên mức án chung thân đối với Lê Bá Mai về hai tội danh trên.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử, mặc dù lời khai của một số nhân chứng có một số điểm mâu thuẫn nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, có đủ cơ sở để khẳng định bị cáo đã phạm tội như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Lời khai của Lê Bá Mai phù hợp với lời khai của nhân chứng cũng như thời gian, địa điểm, hiện trường của vụ án. Vì bị cáo mới phạm tội lần đầu nên cho hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Phiên tòa lần này có mặt nhiều nhân chứng quan trọng, trong đó có nhân chứng Thị Hằng với lời xác nhận Lê Bá Mai là người đã chở nạn nhân đi bằng chiếc xe máy.
Bị cáo Lê Bá Mai vẫn giữ kháng cáo kêu oan. Trong suốt phiên xử, bị cáo một mực cho rằng do bị mớm cung, bức cung nên đã khai nhận phạm tội chứ thực ra bản thân không hề phạm tội, bị oan ức.
Các luật sư bào chữa cho Lê Bá Mai gồm luật sư Bùi Quang Nghiêm, Trịnh Thanh và Huỳnh Thế Tân đưa ra các chứng cứ và lý lẽ để cho rằng, đã có nhiều sai phạm trong quá trình điều tra, thân chủ của họ vô tội.
Trong khi đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia phiên tòa giữ nguyên kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với Lê Bá Mai, tiếp tục tái khẳng định quan điểm xuyên suốt của cơ quan công tố trong vụ án này là bị cáo đã phạm tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Từ đó, công tố viên đề nghị tòa tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình cho cả hai tội danh nói trên.
Theo án sơ thẩm, Lê Bá Mai là người làm rẫy thuê tại tỉnh Bình Phước. Sáng 12/11/2004, khi đi rải phân, Lê Bá Mai thấy bé Thị Út (sinh năm 1993) và bé Thị Hằng (sinh năm 1995) đang mót củ sắn gần nơi Mai làm, nên nảy sinh ý định giao cấu với Út.
Lê Bá Mai dùng xe gắn máy chạy đến rủ Út vào khu vườn mít ở gần đó, rồi dùng tay đánh vào gáy Út bất tỉnh và hiếp dâm. Thấy nạn nhân còn sống, Lê Bá Mai lấy quần của Út siết cổ cho đến chết, rồi vùi xác vào gốc cây mít nhằm phi tang.
Đến ngày 16/11/2004, người thân của Út phát hiện thi thể nạn nhân. Liền sau đó, theo lời khai của các nhân chứng, Mai bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi “giết người” và “hiếp dâm trẻ em.”
Đây là vụ án thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như của chính cơ quan tố tụng các cấp vì đã gần 10 năm trôi qua, vụ án vẫn chưa thể khép lại, kẻ thủ ác chưa bị đền tội trong khi nỗi đau của người nhà nạn nhân vẫn tiếp diễn dai dẳng với nhiều lần được tòa triệu tập.
Qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đầu tiên, Lê Bá Mai bị tuyên tử hình về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em.” Năm 2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định hủy cả hai bản án nói trên để điều tra, xét xử lại.
Tháng 5/2011, xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội và trả tự do tại tòa. Đến tháng 6/2012, bản án này bị cấp phúc thẩm tuyên hủy điều tra, xét xử lại do có kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước.
Đầu năm 2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm và đã tuyên phạt Lê Bá Mai mức án chung thân cho cả hai tội danh nói trên. Sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã kháng nghị tăng mức án./.
Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã bác kháng cáo của bị cáo, bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước đồng thời giữ nguyên mức án chung thân đối với Lê Bá Mai về hai tội danh trên.
Theo nhận định của Hội đồng xét xử, mặc dù lời khai của một số nhân chứng có một số điểm mâu thuẫn nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, có đủ cơ sở để khẳng định bị cáo đã phạm tội như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Lời khai của Lê Bá Mai phù hợp với lời khai của nhân chứng cũng như thời gian, địa điểm, hiện trường của vụ án. Vì bị cáo mới phạm tội lần đầu nên cho hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Phiên tòa lần này có mặt nhiều nhân chứng quan trọng, trong đó có nhân chứng Thị Hằng với lời xác nhận Lê Bá Mai là người đã chở nạn nhân đi bằng chiếc xe máy.
Bị cáo Lê Bá Mai vẫn giữ kháng cáo kêu oan. Trong suốt phiên xử, bị cáo một mực cho rằng do bị mớm cung, bức cung nên đã khai nhận phạm tội chứ thực ra bản thân không hề phạm tội, bị oan ức.
Các luật sư bào chữa cho Lê Bá Mai gồm luật sư Bùi Quang Nghiêm, Trịnh Thanh và Huỳnh Thế Tân đưa ra các chứng cứ và lý lẽ để cho rằng, đã có nhiều sai phạm trong quá trình điều tra, thân chủ của họ vô tội.
Trong khi đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tham gia phiên tòa giữ nguyên kháng nghị tăng nặng hình phạt đối với Lê Bá Mai, tiếp tục tái khẳng định quan điểm xuyên suốt của cơ quan công tố trong vụ án này là bị cáo đã phạm tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Từ đó, công tố viên đề nghị tòa tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình cho cả hai tội danh nói trên.
Theo án sơ thẩm, Lê Bá Mai là người làm rẫy thuê tại tỉnh Bình Phước. Sáng 12/11/2004, khi đi rải phân, Lê Bá Mai thấy bé Thị Út (sinh năm 1993) và bé Thị Hằng (sinh năm 1995) đang mót củ sắn gần nơi Mai làm, nên nảy sinh ý định giao cấu với Út.
Lê Bá Mai dùng xe gắn máy chạy đến rủ Út vào khu vườn mít ở gần đó, rồi dùng tay đánh vào gáy Út bất tỉnh và hiếp dâm. Thấy nạn nhân còn sống, Lê Bá Mai lấy quần của Út siết cổ cho đến chết, rồi vùi xác vào gốc cây mít nhằm phi tang.
Đến ngày 16/11/2004, người thân của Út phát hiện thi thể nạn nhân. Liền sau đó, theo lời khai của các nhân chứng, Mai bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi “giết người” và “hiếp dâm trẻ em.”
Đây là vụ án thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như của chính cơ quan tố tụng các cấp vì đã gần 10 năm trôi qua, vụ án vẫn chưa thể khép lại, kẻ thủ ác chưa bị đền tội trong khi nỗi đau của người nhà nạn nhân vẫn tiếp diễn dai dẳng với nhiều lần được tòa triệu tập.
Qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đầu tiên, Lê Bá Mai bị tuyên tử hình về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em.” Năm 2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ra quyết định hủy cả hai bản án nói trên để điều tra, xét xử lại.
Tháng 5/2011, xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai không phạm tội và trả tự do tại tòa. Đến tháng 6/2012, bản án này bị cấp phúc thẩm tuyên hủy điều tra, xét xử lại do có kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước.
Đầu năm 2013, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm và đã tuyên phạt Lê Bá Mai mức án chung thân cho cả hai tội danh nói trên. Sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã kháng nghị tăng mức án./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)