Hầu hết các thành viên trên thị trường, từ nhà đầu tư đến công ty chứng khoán và cả cơ quan chức năng đều bất ngờ trước quyết định “chia tay” của Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long.
Theo ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, đây là một thông tin xấu trong nhiều thông tin xấu đang tác động đến thị trường thời gian gần đây. Thông tin này sẽ khiến cổ phiếu KLS giảm giá và thị trường đi xuống trong ngắn hạn.
Ông Bảo cho rằng trước mắt có thể nói sẽ chẳng có ai hưởng lợi đối với thông tin này, ngay cả KLS cũng chỉ hưởng lợi khi minh chứng được bằng sự hoạt động hiệu quả với mô hình kinh doanh mới.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và ngành chứng khoán đang phải gánh chịu nhiều thách thức, thì việc một công ty chứng khoán chuyên nghiệp, đã từng góp công đặt nền móng xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam rút khỏi thị trường ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý thị trường .
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi tiếp thu các luồng thông tin, không để ảnh hưởng đến các quyết định bán tống các loại cổ phiếu một cách vội vàng.
Đứng dưới góc độ là một chủ thể kinh doanh trên thị trường, với bối cảnh chứng khoán liên tục đi ngang khiến các giới đầu tư trong thị trường gặp nhiều tổn thất thì hành động của Công ty Chứng khoán Kim Long cũng được nhiều người đánh giá là anh dũng.
Nhìn nhận khách quan về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, “thị trường năm nay sẽ có nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nhưng không có nghĩa là các công ty chứng khoán không thể làm ăn được và phải đến mức phải rời bỏ thị trường như KLS. Có thể KLS chỉ nhìn vào một cửa do họ không tham gia nhiều ở lĩnh vực khác ngoài tự doanh nên họ không thấy hết những cơ hội khác trên thị trường.”
Đồng tình với quan điểm trên, lãnh đạo một công ty chứng khoán có thị phần kinh doanh đứng vào nhóm dẫn đầu của thị trường nhận xét, từ trước đến nay, KLS đã hoạt động giống như một công ty đầu tư rồi chứ không kinh doanh thực chất là một công ty chứng khoán. Vì vậy, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh thực ra không gây xáo trộn gì nhiều cho thị trường chứng khoán, ngoài việc khiến một số nhà đầu tư lo ngại.
Vị này đưa ra quan điểm cá nhân, “theo tôi về lý do chuyển đổi chính không phải là do thị trường quá khó khăn mà thực chất việc KLS rút khỏi thị trường là bởi họ đã bỏ lửng thị trường và không cạnh tranh được với các công ty chứng khoán ở các lĩnh vực khác ngoài đầu tư nên phải từ bỏ”.
Hành động này của KLS sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến các công ty chứng khoán, ông Bảo nói thêm, đối với thị trường nhỏ bé như Việt Nam, việc có hơn 100 công ty chứng khoán là quá nhiều, vì vậy bớt đi một số công ty cũng là điều tốt cho các công ty khác tiếp tục trụ lại và lớn mạnh hơn”./.
Theo ông Nguyễn Quang Bảo, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, đây là một thông tin xấu trong nhiều thông tin xấu đang tác động đến thị trường thời gian gần đây. Thông tin này sẽ khiến cổ phiếu KLS giảm giá và thị trường đi xuống trong ngắn hạn.
Ông Bảo cho rằng trước mắt có thể nói sẽ chẳng có ai hưởng lợi đối với thông tin này, ngay cả KLS cũng chỉ hưởng lợi khi minh chứng được bằng sự hoạt động hiệu quả với mô hình kinh doanh mới.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và ngành chứng khoán đang phải gánh chịu nhiều thách thức, thì việc một công ty chứng khoán chuyên nghiệp, đã từng góp công đặt nền móng xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam rút khỏi thị trường ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý thị trường .
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi tiếp thu các luồng thông tin, không để ảnh hưởng đến các quyết định bán tống các loại cổ phiếu một cách vội vàng.
Đứng dưới góc độ là một chủ thể kinh doanh trên thị trường, với bối cảnh chứng khoán liên tục đi ngang khiến các giới đầu tư trong thị trường gặp nhiều tổn thất thì hành động của Công ty Chứng khoán Kim Long cũng được nhiều người đánh giá là anh dũng.
Nhìn nhận khách quan về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, “thị trường năm nay sẽ có nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nhưng không có nghĩa là các công ty chứng khoán không thể làm ăn được và phải đến mức phải rời bỏ thị trường như KLS. Có thể KLS chỉ nhìn vào một cửa do họ không tham gia nhiều ở lĩnh vực khác ngoài tự doanh nên họ không thấy hết những cơ hội khác trên thị trường.”
Đồng tình với quan điểm trên, lãnh đạo một công ty chứng khoán có thị phần kinh doanh đứng vào nhóm dẫn đầu của thị trường nhận xét, từ trước đến nay, KLS đã hoạt động giống như một công ty đầu tư rồi chứ không kinh doanh thực chất là một công ty chứng khoán. Vì vậy, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh thực ra không gây xáo trộn gì nhiều cho thị trường chứng khoán, ngoài việc khiến một số nhà đầu tư lo ngại.
Vị này đưa ra quan điểm cá nhân, “theo tôi về lý do chuyển đổi chính không phải là do thị trường quá khó khăn mà thực chất việc KLS rút khỏi thị trường là bởi họ đã bỏ lửng thị trường và không cạnh tranh được với các công ty chứng khoán ở các lĩnh vực khác ngoài đầu tư nên phải từ bỏ”.
Hành động này của KLS sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến các công ty chứng khoán, ông Bảo nói thêm, đối với thị trường nhỏ bé như Việt Nam, việc có hơn 100 công ty chứng khoán là quá nhiều, vì vậy bớt đi một số công ty cũng là điều tốt cho các công ty khác tiếp tục trụ lại và lớn mạnh hơn”./.
Linh Chi (Vietnam+)