Sau 35 năm giải phóng, là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào hai khu vực công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ. Trong đó, khu vực thương mại-dịch vụ đã được thành phố xác định là thế mạnh số một.
Mục tiêu đặt ra cho khu vực này là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân cao hơn ít nhất 1,2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi khu vực kinh tế, tạo sự biến đổi căn bản chất lượng tăng trưởng, tạo tiền đề để tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, thương mại-dịch vụ đã có những bước tiến mang tính đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP.
Trung tâm thương mại lớn nhất
Thành phố đã là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan trọng cho cả dải đất khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào chín ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học-công nghệ, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo.
Trong lĩnh vực thương mại, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống 92 siêu thị và 28 trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ tại thành phố không những góp phần quan trọng vào việc gia tăng tổng mức hàng hóa bán ra mà còn tạo nên xu hướng mới trong tiêu dùng của phần lớn cư dân thành phố, hình thành một biểu tượng của nền văn minh thương nghiệp.
Vào dịp Tết Canh Dần 2010 vừa qua, hàng hóa trong siêu thị dồi dào, được bán với giá rất ổn định và rẻ hơn cả giá ở các chợ đã hút thêm một lượng lớn các bà nội trợ đến đây và buộc các tiểu thương ở chợ phải suy nghĩ về thói quen “nói thách” một thời.
Thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 nhằm đạt mục tiêu hình thành một hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ và phát triển vững mạnh và hiện đại, tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức chung lên mức 35-40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
Thành phố sẽ tập trung phát triển tốt thị trường nội địa để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước, đặc biệt là phát triển nhanh mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tổ chức Tháng bán hàng khuyến mãi, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại vùng và thành phần nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thay thế nhập khẩu.
Đồng thời, thành phố tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát bảo đảm ổn định giá cả thị trường.
Trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất
Cùng với những lợi thế này, từ lâu nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm qua đã đạt hơn 18,3 tỷ USD, chiếm khoảng 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thành phố đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường.
Thành phố cũng xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.
Trong lĩnh vực du lịch, dù còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp lữ hành của thành phố vẫn tăng cường khai thác và phát triển thêm hàng loạt tuyến du lịch nội địa mới để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Lượng khách quốc tế đến thành phố năm qua đạt 2,52 triệu lượt người (chiếm tới 66,3% lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và đón tiếp 8 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Tổng doanh thu ngành khách sạn-nhà hàng và khối lữ hành đã đạt 34.000 tỷ đồng.
Với thế mạnh là có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, một hệ thống cảng biển trải dài dọc theo sông Sài Gòn, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh đã là một cửa ngõ thông thương với quốc tế và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của đất nước.
Chỉ riêng trong năm qua, sản lượng vận chuyển hành khách công cộng đã đạt tới 480 triệu lượt hành khách, vận tải 70 triệu tấn hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt 77 triệu tấn, vận chuyển 12,6 triệu lượt khách bằng đường hàng không...
Trong dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, thành phố đã là một thị trường sôi động, lớn nhất nước với 17,25 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ bình quân 242 máy/100 dân; 900.000 thuê bao truyền hình cáp; 610.000 thuê bao Internet băng thông rộng ADSL.
Doanh thu công nghiệp phần mềm năm qua đạt 252 triệu USD, doanh thu từ công nghiệp phần cứng cũng đã đạt 308 triệu USD, trong đó hàng xuất khẩu trị giá 253 triệu USD.
Hoạt động của dịch vụ tài chính-ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khởi sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ.
Đây là một loại dịch vụ cao cấp so với nhiều ngành dịch vụ khác vì là ngành tạo nên tỷ suất lợi nhuận lớn, đồng thời đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ năng và đào tạo cơ bản.
Tính đến thời điểm này, tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn đã đạt con số 795.300 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 694.200 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Hiện cũng đã có 240 doanh nghiệp niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt hơn 110.000 tỷ đồng.
Trong tương lai, dịch vụ tài chính-ngân hàng sẽ là ngành có vai trò và vị trí quan trọng nổi bật trong số các ngành dịch vụ còn lại không chỉ với riêng Thành phố Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước mà còn nỗ lực vươn đến vị trí là một trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng của khu vực Đông Nam Á./.
Mục tiêu đặt ra cho khu vực này là đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân cao hơn ít nhất 1,2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi khu vực kinh tế, tạo sự biến đổi căn bản chất lượng tăng trưởng, tạo tiền đề để tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, thương mại-dịch vụ đã có những bước tiến mang tính đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP.
Trung tâm thương mại lớn nhất
Thành phố đã là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan trọng cho cả dải đất khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước.
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào chín ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học-công nghệ, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo.
Trong lĩnh vực thương mại, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống 92 siêu thị và 28 trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ tại thành phố không những góp phần quan trọng vào việc gia tăng tổng mức hàng hóa bán ra mà còn tạo nên xu hướng mới trong tiêu dùng của phần lớn cư dân thành phố, hình thành một biểu tượng của nền văn minh thương nghiệp.
Vào dịp Tết Canh Dần 2010 vừa qua, hàng hóa trong siêu thị dồi dào, được bán với giá rất ổn định và rẻ hơn cả giá ở các chợ đã hút thêm một lượng lớn các bà nội trợ đến đây và buộc các tiểu thương ở chợ phải suy nghĩ về thói quen “nói thách” một thời.
Thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 nhằm đạt mục tiêu hình thành một hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ và phát triển vững mạnh và hiện đại, tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức chung lên mức 35-40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
Thành phố sẽ tập trung phát triển tốt thị trường nội địa để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước, đặc biệt là phát triển nhanh mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tổ chức Tháng bán hàng khuyến mãi, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại vùng và thành phần nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa thay thế nhập khẩu.
Đồng thời, thành phố tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát bảo đảm ổn định giá cả thị trường.
Trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất
Cùng với những lợi thế này, từ lâu nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm qua đã đạt hơn 18,3 tỷ USD, chiếm khoảng 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thành phố đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp; tìm cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro biến động thị trường.
Thành phố cũng xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.
Trong lĩnh vực du lịch, dù còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp lữ hành của thành phố vẫn tăng cường khai thác và phát triển thêm hàng loạt tuyến du lịch nội địa mới để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Lượng khách quốc tế đến thành phố năm qua đạt 2,52 triệu lượt người (chiếm tới 66,3% lượng khách quốc tế đến Việt Nam) và đón tiếp 8 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Tổng doanh thu ngành khách sạn-nhà hàng và khối lữ hành đã đạt 34.000 tỷ đồng.
Với thế mạnh là có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, một hệ thống cảng biển trải dài dọc theo sông Sài Gòn, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh đã là một cửa ngõ thông thương với quốc tế và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của đất nước.
Chỉ riêng trong năm qua, sản lượng vận chuyển hành khách công cộng đã đạt tới 480 triệu lượt hành khách, vận tải 70 triệu tấn hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng đạt 77 triệu tấn, vận chuyển 12,6 triệu lượt khách bằng đường hàng không...
Trong dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, thành phố đã là một thị trường sôi động, lớn nhất nước với 17,25 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ bình quân 242 máy/100 dân; 900.000 thuê bao truyền hình cáp; 610.000 thuê bao Internet băng thông rộng ADSL.
Doanh thu công nghiệp phần mềm năm qua đạt 252 triệu USD, doanh thu từ công nghiệp phần cứng cũng đã đạt 308 triệu USD, trong đó hàng xuất khẩu trị giá 253 triệu USD.
Hoạt động của dịch vụ tài chính-ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khởi sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ.
Đây là một loại dịch vụ cao cấp so với nhiều ngành dịch vụ khác vì là ngành tạo nên tỷ suất lợi nhuận lớn, đồng thời đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ năng và đào tạo cơ bản.
Tính đến thời điểm này, tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn đã đạt con số 795.300 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 694.200 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Hiện cũng đã có 240 doanh nghiệp niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt hơn 110.000 tỷ đồng.
Trong tương lai, dịch vụ tài chính-ngân hàng sẽ là ngành có vai trò và vị trí quan trọng nổi bật trong số các ngành dịch vụ còn lại không chỉ với riêng Thành phố Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước mà còn nỗ lực vươn đến vị trí là một trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng của khu vực Đông Nam Á./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)