Kinh tế toàn cầu đang đốimặt với nhiều thách thức lớn bất chấp những dấu hiệu tích cực tại một số quốcgia. Đây là nhận định trong một bài phân tích đăng tải trên mạng tin Projectsyndicate ngày 1/4.
Tác giả bài phân tích đã nêu rõ trong cuộc khủng hoảng nợ công, Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB) đã có một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Khu vựcĐồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cứu giúp Tây Ban Nha và Italy thoát khỏinguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, các khó khăn cơ bản của liên minh tiền tệ này như triển vọng tăngtrưởng thấp, suy thoái đang diễn ra, mất sức cạnh tranh và gánh nặng nợ công vànợ tư nhân khổng lồ vẫn còn hiện hữu.
Trong bối cảnh càng nhiều nước châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính vàphải viện đến các khoản hỗ trợ, các thỏa thuận đi kèm điều kiện khắc khổ và cứngrắn để đổi lấy gói cứu trợ tài chính quy mô lớn hiện đang mất dần hiệu quả.
Sự mệt mỏi với chính sách "thắt lưng buộc bụng" thể hiện rõ nét qua các cuộc bầucử tại Italy vừa qua, các cuộc biểu tình lớn tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và giờđây là việc giải cứu các ngân hàng Síp với việc áp thuế tiền gửi tại các ngânhàng của quốc gia Địa Trung Hải này.
Trong khi đó, tuy không thuộc Eurozone, nhưng Anh cũng đang phải vật lộn để khôiphục tăng trưởng, và thái độ phản đối chính sách khắc khổ cũng đang tăng mạnhtại Bulgaria, Romania và Hungary.
Tác giả bài phân tích nhận định mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc đangbộc lộ những điểm yếu, đó là tính không ổn định, mất cân bằng, thiếu sự phối hợpvà không bền vững.
Dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều khókhăn như sự mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nôngthôn và thành thị, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu-nghèongày càng tăng, môi trường xuống cấp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm...
Nhằm khắc phục những thực trạng trên, các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuyênbố cải cách và tái cân bằng kinh tế với những bước thận trọng. Tuy nhiên, giớichuyên gia cho rằng những cải cách cần thiết để tái cân bằng kinh tế lại chưaphát huy kịp thời để ngăn chặn sự sụt giảm về kinh tế có thể xảy ra vào năm2014, khi bong bóng đầu tư tại nước này phát nổ.
Bài báo cũng cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên khác như Malaysia,Philippinnes và Indonesia ở châu Á, hay Chile, Colombia và Peru tại Mỹ Latinh,Kazakhstan, Azerbaijan và Ba Lan tại Đông Âu và Trung Á, có thể đạt những bướctiến bất ngờ.
Tại Nhật Bản, Chính phủ Tổng thống Shinzo Abe đang tiến hành một thử nghiệm kinhtế mới để ngăn chặn lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi lòng tinkinh doanh và tiêu dùng, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn kéo dài tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ lạinổi lên khi đang sở hữu dân số trẻ, tiềm năng tăng trưởng cao và khu vực tư nhânnăng động, đồng thời đang tìm cách trở thành một cường quốc khu vực.
Tuy nhiên, nỗ lực tham gia Liên minh châu Âu (EU) bế tắc, thâm hụt tài khoảnvãng lai cao, chính sách tiền tệ lúng túng với mục tiêu tăng cường cạnh tranh vàtăng trưởng mâu thuẫn với yêu cầu kiểm soát lạm phát và tránh mở rộng tín dụngquá mức lại đang là những thách thức cản trở con đường phát triển của Thổ NhĩKỳ.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu khá ảm đạm đó, giới nghiên cứu nhận định Mỹ làmột điểm sáng khi đang chứng kiến những xu hướng kinh tế tích cực: Khu vực nhàđất đang phục hồi, dầu và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăngsức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, vàviệc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tàichính. Song, vẫn còn những rủi ro, đó là tỷ lệ thất nghiệp và nợ hộ gia đình vẫncao.
Tại một hội thảo về triển vọng kinh tế toàn cầu diễn ra ngày 1/4 tại Washington,các chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong nămnay.
Bài báo kết luận trong số các nền kinh tế phát triển, Mỹ đang có triển vọng tăngtrưởng tốt nhất, tiếp đó là Nhật Bản. Trong khi đó, Eurozone và Anh vẫn đang salầy trong suy thoái.
Trong số các nền kinh tế đang nổi, Trung Quốc có thể đối diện với nhiều khó khănnếu những cải cách cơ cấu quan trọng tiếp tục bị trì hoãn.
Mặc dù các thị trường đang nổi khác tại châu Á và Mỹ Latinh đang có sự năng độnghơn Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), nhưng sức mạnh củahọ sẽ không đủ để biến thành trào lưu toàn cầu./.
Tác giả bài phân tích đã nêu rõ trong cuộc khủng hoảng nợ công, Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB) đã có một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Khu vựcĐồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cứu giúp Tây Ban Nha và Italy thoát khỏinguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, các khó khăn cơ bản của liên minh tiền tệ này như triển vọng tăngtrưởng thấp, suy thoái đang diễn ra, mất sức cạnh tranh và gánh nặng nợ công vànợ tư nhân khổng lồ vẫn còn hiện hữu.
Trong bối cảnh càng nhiều nước châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính vàphải viện đến các khoản hỗ trợ, các thỏa thuận đi kèm điều kiện khắc khổ và cứngrắn để đổi lấy gói cứu trợ tài chính quy mô lớn hiện đang mất dần hiệu quả.
Sự mệt mỏi với chính sách "thắt lưng buộc bụng" thể hiện rõ nét qua các cuộc bầucử tại Italy vừa qua, các cuộc biểu tình lớn tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và giờđây là việc giải cứu các ngân hàng Síp với việc áp thuế tiền gửi tại các ngânhàng của quốc gia Địa Trung Hải này.
Trong khi đó, tuy không thuộc Eurozone, nhưng Anh cũng đang phải vật lộn để khôiphục tăng trưởng, và thái độ phản đối chính sách khắc khổ cũng đang tăng mạnhtại Bulgaria, Romania và Hungary.
Tác giả bài phân tích nhận định mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc đangbộc lộ những điểm yếu, đó là tính không ổn định, mất cân bằng, thiếu sự phối hợpvà không bền vững.
Dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều khókhăn như sự mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nôngthôn và thành thị, tình trạng bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu-nghèongày càng tăng, môi trường xuống cấp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm...
Nhằm khắc phục những thực trạng trên, các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuyênbố cải cách và tái cân bằng kinh tế với những bước thận trọng. Tuy nhiên, giớichuyên gia cho rằng những cải cách cần thiết để tái cân bằng kinh tế lại chưaphát huy kịp thời để ngăn chặn sự sụt giảm về kinh tế có thể xảy ra vào năm2014, khi bong bóng đầu tư tại nước này phát nổ.
Bài báo cũng cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên khác như Malaysia,Philippinnes và Indonesia ở châu Á, hay Chile, Colombia và Peru tại Mỹ Latinh,Kazakhstan, Azerbaijan và Ba Lan tại Đông Âu và Trung Á, có thể đạt những bướctiến bất ngờ.
Tại Nhật Bản, Chính phủ Tổng thống Shinzo Abe đang tiến hành một thử nghiệm kinhtế mới để ngăn chặn lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi lòng tinkinh doanh và tiêu dùng, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn kéo dài tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ lạinổi lên khi đang sở hữu dân số trẻ, tiềm năng tăng trưởng cao và khu vực tư nhânnăng động, đồng thời đang tìm cách trở thành một cường quốc khu vực.
Tuy nhiên, nỗ lực tham gia Liên minh châu Âu (EU) bế tắc, thâm hụt tài khoảnvãng lai cao, chính sách tiền tệ lúng túng với mục tiêu tăng cường cạnh tranh vàtăng trưởng mâu thuẫn với yêu cầu kiểm soát lạm phát và tránh mở rộng tín dụngquá mức lại đang là những thách thức cản trở con đường phát triển của Thổ NhĩKỳ.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu khá ảm đạm đó, giới nghiên cứu nhận định Mỹ làmột điểm sáng khi đang chứng kiến những xu hướng kinh tế tích cực: Khu vực nhàđất đang phục hồi, dầu và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăngsức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, vàviệc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tàichính. Song, vẫn còn những rủi ro, đó là tỷ lệ thất nghiệp và nợ hộ gia đình vẫncao.
Tại một hội thảo về triển vọng kinh tế toàn cầu diễn ra ngày 1/4 tại Washington,các chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong nămnay.
Bài báo kết luận trong số các nền kinh tế phát triển, Mỹ đang có triển vọng tăngtrưởng tốt nhất, tiếp đó là Nhật Bản. Trong khi đó, Eurozone và Anh vẫn đang salầy trong suy thoái.
Trong số các nền kinh tế đang nổi, Trung Quốc có thể đối diện với nhiều khó khănnếu những cải cách cơ cấu quan trọng tiếp tục bị trì hoãn.
Mặc dù các thị trường đang nổi khác tại châu Á và Mỹ Latinh đang có sự năng độnghơn Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), nhưng sức mạnh củahọ sẽ không đủ để biến thành trào lưu toàn cầu./.
(TTXVN)