Các nhà kinh tế của Moody và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nói rằng thế giới đã thở phào nhẹ nhõm, cuộc suy thoái toàn cầu đã qua, châu Á và Mỹ Latinh sẽ dẫn đầu sự phục hồi kinh tế thế giới trong năm 2010 và Mỹ cũng sẽ bật dậy.
Cuộc suy thoái kinh tế đã qua
Ruth Stroppiana, nhà kinh tế quốc tế chủ chốt của Moody's Economy.com nói rằng, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thực sự đã qua, trong khi Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành IMF cũng nhận định: "2010 là năm thiết yếu - năm đầu tiên sau cuộc khủng hoảng với việc nhiều nước đã có thể nhìn xa hơn về phía chân trời. Đây sẽ là năm chuyển đổi của thế giới."
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra từ dầu năm 2008, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách nhất trí cho rằng kinh tế toàn cầu đang phát triển trở lại.
Chẳng hạn, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 10,7% trong quý IV/2009 so với cùng kỳ năm 2008. GDP của Ấn Độ cũng tăng 7,9% trong quý III/20009. Châu Âu và Mỹ phục hồi chậm hơn, với GDP của Mỹ tăng 5,7% trong quý IV/2009, quý tăng thứ hai liên tiếp sau một năm giảm sút, mặc dù GDP cả năm 2009 của Mỹ vẫn giảm 2,4%. Tuy nhiên, tình hình trên không có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu đã hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng.
Simon Johnson, nhà kinh tế thuộc Viện kỹ thuật Massachusetts ở Cambrige, nói kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi. Các nước đang ổn định ở mức độ khác nhau và nền kinh tế thế giới vẫn còn mong manh.
Simon Johnson nhận định sự phục hồi kinh tế được đẩy mạnh bởi các thị trường đang nổi, do hệ thống tài chính của họ ít bị tổn thương hơn và họ không bị nợ quá mức.
Trên thực tế, nhiều thị trường đang nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, đã không bị lâm vào một cuộc suy thoái, mặc dù các nền kinh tế này cũng tăng trưởng chậm lại. Châu Á sẽ là khu vực đầu tiên trở lại các mức tăng trưởng trước đây, tiếp đến là Mỹ Latinh, rồi đến các nước phát triển lớn.
Những dự đoán
IMF dự đoán, trong năm 2010, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng 10%, Nhật Bản và châu Âu khoảng 1,5%, Mỹ khoảng 2,7%, và toàn cầu tăng khoảng 4%.
Trái ngược với các cuộc suy thoái trước đây, các nước phát triển, kể cả Mỹ, Anh và châu Âu, phục hồi tương đối chậm so với các nuớc đang phát triển.
Theo bà Ruth Stroppiana, sự tụt hậu này là do sự "yếu kém về cơ cấu, nợ cao, và tiết kiệm thấp". Đặc biệt, tại Mỹ và Anh, nạn thất nghiệp cao, cộng với nợ cao của các hộ gia đình và việc tiếp tục tịch thu nhà để thế nợ, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không ở trong tư thế thúc đẩy phục hồi.
Bà nhận định nạn thất nghiệp tiếp tục tăng ngay cả sau khi suy thoái đã chấm dứt, một phần là do các công ty vẫn ở trong tình trạng thu nhập thấp và họ buộc phải tiếp tục cắt giảm chi phí.
Nợ công cao đang ngăn cản sự phục hồi ở Hy Lạp và Đông Âu, trong khi đó, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi toàn cầu, thì lại phục hồi chậm chậm chạp, và điều này có nghĩa là vai trò của Mỹ không còn lớn như ở các cuộc suy thoái trước đây.
Điều này cũng cho thấy một sự thay đổi lớn hơn. Việc chuyển nhu cầu sang các thị trường đang nổi là một tiến trình không tránh khỏi.
Mối đe dọa tức thời đến nền kinh tế toàn cầu là việc rút các biện pháp kích thích kinh tế được áp dụng nhằm ngăn chặn khủng hoảng.
Khi các chính phủ bắt đầu giải quyết các mức nợ và tăng lãi suất, một số nước sẽ có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng khác. Về lâu dài, cộng đồng toàn cầu sẽ phải giải quyết các vấn đề gây ra khủng hoảng tài chính.
Ông Johnson nói: "Chúng ta sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng chúng ta không xác định được vấn đề nổi bật. Vấn đề này bao gồm các sáng kiến bị bóp méo trong hệ thống tài chính của chúng ta, nơi các chính phủ Mỹ và phương Tây đảm bảo những nguy cơ khinh suất do các ngân hàng lớn tạo ra. Nếu nguy cơ này không xảy ra, các ngân hàng sẽ được lợi về tài chính; nhưng nếu nó xảy ra, những người đóng thuế sẽ phải trả giá."
Giá hàng tiêu dùng tăng lên kể từ năm 2009 cũng là một vấn đề phải theo dõi. Theo bà Stroppiana, giá hàng tiêu dùng tăng là do sự gia tăng nhập khẩu và nhu cầu ở các thị trường đang nổi, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Bà Stroppiana cũng nhận định nếu giá hàng tiêu dùng tiếp tục tăng, nó sẽ xói mòn sức mua của các hộ gia đình và gây ra lạm phát, một nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế./.
Cuộc suy thoái kinh tế đã qua
Ruth Stroppiana, nhà kinh tế quốc tế chủ chốt của Moody's Economy.com nói rằng, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thực sự đã qua, trong khi Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành IMF cũng nhận định: "2010 là năm thiết yếu - năm đầu tiên sau cuộc khủng hoảng với việc nhiều nước đã có thể nhìn xa hơn về phía chân trời. Đây sẽ là năm chuyển đổi của thế giới."
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra từ dầu năm 2008, các nhà kinh tế và hoạch định chính sách nhất trí cho rằng kinh tế toàn cầu đang phát triển trở lại.
Chẳng hạn, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 10,7% trong quý IV/2009 so với cùng kỳ năm 2008. GDP của Ấn Độ cũng tăng 7,9% trong quý III/20009. Châu Âu và Mỹ phục hồi chậm hơn, với GDP của Mỹ tăng 5,7% trong quý IV/2009, quý tăng thứ hai liên tiếp sau một năm giảm sút, mặc dù GDP cả năm 2009 của Mỹ vẫn giảm 2,4%. Tuy nhiên, tình hình trên không có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu đã hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng.
Simon Johnson, nhà kinh tế thuộc Viện kỹ thuật Massachusetts ở Cambrige, nói kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi. Các nước đang ổn định ở mức độ khác nhau và nền kinh tế thế giới vẫn còn mong manh.
Simon Johnson nhận định sự phục hồi kinh tế được đẩy mạnh bởi các thị trường đang nổi, do hệ thống tài chính của họ ít bị tổn thương hơn và họ không bị nợ quá mức.
Trên thực tế, nhiều thị trường đang nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, đã không bị lâm vào một cuộc suy thoái, mặc dù các nền kinh tế này cũng tăng trưởng chậm lại. Châu Á sẽ là khu vực đầu tiên trở lại các mức tăng trưởng trước đây, tiếp đến là Mỹ Latinh, rồi đến các nước phát triển lớn.
Những dự đoán
IMF dự đoán, trong năm 2010, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng 10%, Nhật Bản và châu Âu khoảng 1,5%, Mỹ khoảng 2,7%, và toàn cầu tăng khoảng 4%.
Trái ngược với các cuộc suy thoái trước đây, các nước phát triển, kể cả Mỹ, Anh và châu Âu, phục hồi tương đối chậm so với các nuớc đang phát triển.
Theo bà Ruth Stroppiana, sự tụt hậu này là do sự "yếu kém về cơ cấu, nợ cao, và tiết kiệm thấp". Đặc biệt, tại Mỹ và Anh, nạn thất nghiệp cao, cộng với nợ cao của các hộ gia đình và việc tiếp tục tịch thu nhà để thế nợ, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không ở trong tư thế thúc đẩy phục hồi.
Bà nhận định nạn thất nghiệp tiếp tục tăng ngay cả sau khi suy thoái đã chấm dứt, một phần là do các công ty vẫn ở trong tình trạng thu nhập thấp và họ buộc phải tiếp tục cắt giảm chi phí.
Nợ công cao đang ngăn cản sự phục hồi ở Hy Lạp và Đông Âu, trong khi đó, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi toàn cầu, thì lại phục hồi chậm chậm chạp, và điều này có nghĩa là vai trò của Mỹ không còn lớn như ở các cuộc suy thoái trước đây.
Điều này cũng cho thấy một sự thay đổi lớn hơn. Việc chuyển nhu cầu sang các thị trường đang nổi là một tiến trình không tránh khỏi.
Mối đe dọa tức thời đến nền kinh tế toàn cầu là việc rút các biện pháp kích thích kinh tế được áp dụng nhằm ngăn chặn khủng hoảng.
Khi các chính phủ bắt đầu giải quyết các mức nợ và tăng lãi suất, một số nước sẽ có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng khác. Về lâu dài, cộng đồng toàn cầu sẽ phải giải quyết các vấn đề gây ra khủng hoảng tài chính.
Ông Johnson nói: "Chúng ta sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng chúng ta không xác định được vấn đề nổi bật. Vấn đề này bao gồm các sáng kiến bị bóp méo trong hệ thống tài chính của chúng ta, nơi các chính phủ Mỹ và phương Tây đảm bảo những nguy cơ khinh suất do các ngân hàng lớn tạo ra. Nếu nguy cơ này không xảy ra, các ngân hàng sẽ được lợi về tài chính; nhưng nếu nó xảy ra, những người đóng thuế sẽ phải trả giá."
Giá hàng tiêu dùng tăng lên kể từ năm 2009 cũng là một vấn đề phải theo dõi. Theo bà Stroppiana, giá hàng tiêu dùng tăng là do sự gia tăng nhập khẩu và nhu cầu ở các thị trường đang nổi, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Bà Stroppiana cũng nhận định nếu giá hàng tiêu dùng tiếp tục tăng, nó sẽ xói mòn sức mua của các hộ gia đình và gây ra lạm phát, một nguy cơ đe dọa sự phục hồi kinh tế./.
Minh Tuấn (Vietnam+)