Theo Giám đốc Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Thái Lan, bà Annette Dixon nhận định trận lũ lụt tồi tệ hiện nay đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại nặng nề và có thể chỉ tăng trưởng 2,4%, so với mức dự báo tăng khoảng 3,6-4,5% trước đó.
Nhận định trên được đưa ra sau cuộc gặp cuối tuần qua giữa bà Dixon với ông Virabongsa Ramangura, Chủ tịch Ủy ban Tái thiết và phát triển của Thái Lan.
WB ước tính tổng thiệt hại về tài sản và mất cơ hội kinh doanh của Thái Lan trong trận “đại hồng thủy” kéo dài hai tháng nay đã lên tới 1.400 tỷ bạt (khoảng 45 tỷ USD), trong đó riêng thiệt hại về tài sản lên tới 660 tỷ bạt (21 tỷ USD).
Đánh giá này dựa vào kết quả các cuộc khảo sát bốn lĩnh vực là kết cấu hạ tầng công cộng, hoạt động sản xuất và dịch vụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch; phát triển xã hội như giáo dục và y tế và môi trường. Tuy nhiên theo bà Dixon, kinh tế Thái Lan sẽ vẫn tăng trưởng trong năm 2012 nhờ nỗ lực phục hồi và tái thiết sau lũ lụt.
WB kêu gọi Chính phủ Thái Lan hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt kéo dài, đặc biệt là nông dân; đồng thời thực hiện các biện pháp và dự án quản lý hiệu quả lũ lụt, cũng như áp nhiệm kế hoạch kiểm soát lũ lụt trong khu vực sông Me Kong do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản bảo trợ.
Trước đó, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) ước tính các ngành kinh tế, thương mại và du lịch Thái Lan thiệt hại 1.120 tỷ bạt (khoảng 36 tỷ USD) do tác động của trận lũ lụt tồi tệ nhất hơn 50 năm qua ở xứ “chùa Vàng.”
Theo Phó chủ tịch FTI Tanit Sorat, con số này tương đương 10,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thái Lan.
Lũ lụt kéo dài đã tác động đến 9.800 nhà máy và ảnh hưởng tới cuộc sống của 660.000 người lao động ở nhiều tỉnh, thành tại Thái Lan. Ngành công nghiệp sẽ thiệt hại gần 475 tỷ bạt (15 tỷ USD), chủ yếu tại 7 khu công nghiệp lớn ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất ôtô, thiết bị điện tử và đồ điện bị ảnh hưởng nhiều nhất, riêng ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp ôtô bị thiệt hại tới 180 tỷ bạt (gần 6 tỷ USD).
Không chỉ tước đi cơ hội nhiều cơ hội làm ăn trong tương lai gần, trận “đại hồng thủy” còn gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, làm ngành nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, dịch vụ hậu cần và bán lẻ, thương mại nội địa và du lịch bị thiệt hại hàng chục tỷ bạt.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan phải chi ít nhất 130 tỷ bạt (khoảng 4 tỷ USD) cho các hoạt động cứu trợ và cứu hộ.
Những yếu tố khác cũng tác động xấu tới kinh tế Thái Lan và khu vực trong thời gian tới là những bất ổn liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, cấu trúc nền kinh tế Mỹ đang bất ổn, sự biến động của giá vàng, xăng dầu và một số hàng hóa trên khác thị trường quốc tế, cũng như tình hình chính trị trong nước Thái Lan./.
Nhận định trên được đưa ra sau cuộc gặp cuối tuần qua giữa bà Dixon với ông Virabongsa Ramangura, Chủ tịch Ủy ban Tái thiết và phát triển của Thái Lan.
WB ước tính tổng thiệt hại về tài sản và mất cơ hội kinh doanh của Thái Lan trong trận “đại hồng thủy” kéo dài hai tháng nay đã lên tới 1.400 tỷ bạt (khoảng 45 tỷ USD), trong đó riêng thiệt hại về tài sản lên tới 660 tỷ bạt (21 tỷ USD).
Đánh giá này dựa vào kết quả các cuộc khảo sát bốn lĩnh vực là kết cấu hạ tầng công cộng, hoạt động sản xuất và dịch vụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch; phát triển xã hội như giáo dục và y tế và môi trường. Tuy nhiên theo bà Dixon, kinh tế Thái Lan sẽ vẫn tăng trưởng trong năm 2012 nhờ nỗ lực phục hồi và tái thiết sau lũ lụt.
WB kêu gọi Chính phủ Thái Lan hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt kéo dài, đặc biệt là nông dân; đồng thời thực hiện các biện pháp và dự án quản lý hiệu quả lũ lụt, cũng như áp nhiệm kế hoạch kiểm soát lũ lụt trong khu vực sông Me Kong do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản bảo trợ.
Trước đó, Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) ước tính các ngành kinh tế, thương mại và du lịch Thái Lan thiệt hại 1.120 tỷ bạt (khoảng 36 tỷ USD) do tác động của trận lũ lụt tồi tệ nhất hơn 50 năm qua ở xứ “chùa Vàng.”
Theo Phó chủ tịch FTI Tanit Sorat, con số này tương đương 10,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Thái Lan.
Lũ lụt kéo dài đã tác động đến 9.800 nhà máy và ảnh hưởng tới cuộc sống của 660.000 người lao động ở nhiều tỉnh, thành tại Thái Lan. Ngành công nghiệp sẽ thiệt hại gần 475 tỷ bạt (15 tỷ USD), chủ yếu tại 7 khu công nghiệp lớn ở tỉnh Ayuthaya và Pathum Thani. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất ôtô, thiết bị điện tử và đồ điện bị ảnh hưởng nhiều nhất, riêng ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp ôtô bị thiệt hại tới 180 tỷ bạt (gần 6 tỷ USD).
Không chỉ tước đi cơ hội nhiều cơ hội làm ăn trong tương lai gần, trận “đại hồng thủy” còn gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, làm ngành nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, dịch vụ hậu cần và bán lẻ, thương mại nội địa và du lịch bị thiệt hại hàng chục tỷ bạt.
Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan phải chi ít nhất 130 tỷ bạt (khoảng 4 tỷ USD) cho các hoạt động cứu trợ và cứu hộ.
Những yếu tố khác cũng tác động xấu tới kinh tế Thái Lan và khu vực trong thời gian tới là những bất ổn liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, cấu trúc nền kinh tế Mỹ đang bất ổn, sự biến động của giá vàng, xăng dầu và một số hàng hóa trên khác thị trường quốc tế, cũng như tình hình chính trị trong nước Thái Lan./.
(TTXVN/Vietnam+)