Số liệu chính thức được Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha công bố ngày 29/8 cho thấy suy thoái kinh tế kéo dài 2 năm qua và gây căng thẳng cho thị trường việc làm ở nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã dịu bớt trong quý 2 vừa qua, nhờ xuất khẩu tăng và ngành du lịch khởi sắc.
Trong quý 2, kinh tế Tây Ban Nha suy giảm 0,1% so với quý 1, so với mức giảm 0,4% trong quý trước, và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 2% trong quý 1. Mức giảm nhẹ hơn là cơ sở để hy vọng rằng Tây Ban Nha sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kép kéo dài mà đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên 26,26% trong quý vừa qua.
Cú lao dốc của thị trường bất động sản vào năm 2008 đã đẩy kinh tế Tây Ban Nha lâm vào suy thoái, khiến hàng triệu người mất việc làm, nhiều ngân hàng phải ôm đống nợ xấu và chính phủ bị ngập trong nợ nần. Nền kinh tế chỉ phục hồi nhẹ vào năm 2010 trước khi rơi trở lại vào suy thoái vào giữa năm 2011.
Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha hy vọng chu kỳ suy giảm của nền kinh tế có thể gần kết thúc và kinh tế nước này có thể tăng trưởng trong quý 2I này.
Ủy ban châu Âu nhận định kinh tế Tây Ban Nha sẽ giảm 1,5% trong năm nay, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước đoán mức giảm 1,6%.
Trong khi đó, Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha ngày 29/8 đã bác bỏ một dự luật của chính phủ nước này cho phép sa thải công nhân viên chức khu vực nhà nước. Quyết định này đã một lần nữa giáng đòn mạnh vào những nỗ lực của Chính phủ Bồ Đào Nha nhằm đáp ứng yêu cầu từ nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế - gồm Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu - để đổi lấy gói cứu trợ chống khủng hoảng.
Chánh án Tòa án Hiến pháp Joaquim Sousa Ribeiro cho biết những quy định mới do Chính phủ Bồ Đào Nha đề xuất, là vi hiến, bởi nó không phù hợp với sự "bảo đảm việc làm" và "nguyên tắc tỷ lệ", được quy định trong Hiến pháp nước này.
Hồi tháng Tư vừa qua, Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha cũng đã bác bỏ nhiều biện pháp "thắt lưng buộc bụng" do chính phủ đề xuất cho ngân sách năm 2013.
Dự luật bị bác bỏ nói trên, gồm 400 điều khoản khác nhau, được soạn thảo trong khuôn khổ chính sách kinh tế khắc khổ của Lisbon nhằm đổi lấy gói cứu trợ từ nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế. Dự luật lao động mới quy định cắt giảm kỳ nghỉ phép của công nhân viên chức từ 25 xuống còn 22 ngày, trong khi đó lại tăng giờ làm việc lên 40 giờ/tuần, thay vì 35 giờ/tuần hiện nay, đồng thời áp dụng một chế độ đặc biệt luân chuyển nhân sự. Theo dự kiến, dự luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2014 và sẽ không có tác động lớn tới việc cắt giảm thâm hụt ngân sách trong năm tới. Tuy nhiên, về lâu dài, dự luật sẽ giúp giảm mạnh chi tiêu công.
Để đổi lấy gói cứu trợ tài chính từ nhóm "Bộ ba" chủ nợ, Bồ Đào Nha phải thực hiện các cải cách sâu rộng, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm trong khu vực công. Chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối kéo dài suốt nhiều tháng qua, cũng như khoét sâu bất đồng giữa các đảng phái chính trị của Bồ Đào Nha, khiến nước này rơi cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc trong thời gian qua.
Nền kinh tế Bồ Đào Nha được dự báo sẽ suy giảm 2,3% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 18,2%./.
Trong quý 2, kinh tế Tây Ban Nha suy giảm 0,1% so với quý 1, so với mức giảm 0,4% trong quý trước, và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 2% trong quý 1. Mức giảm nhẹ hơn là cơ sở để hy vọng rằng Tây Ban Nha sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kép kéo dài mà đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này lên 26,26% trong quý vừa qua.
Cú lao dốc của thị trường bất động sản vào năm 2008 đã đẩy kinh tế Tây Ban Nha lâm vào suy thoái, khiến hàng triệu người mất việc làm, nhiều ngân hàng phải ôm đống nợ xấu và chính phủ bị ngập trong nợ nần. Nền kinh tế chỉ phục hồi nhẹ vào năm 2010 trước khi rơi trở lại vào suy thoái vào giữa năm 2011.
Tuy nhiên, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha hy vọng chu kỳ suy giảm của nền kinh tế có thể gần kết thúc và kinh tế nước này có thể tăng trưởng trong quý 2I này.
Ủy ban châu Âu nhận định kinh tế Tây Ban Nha sẽ giảm 1,5% trong năm nay, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước đoán mức giảm 1,6%.
Trong khi đó, Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha ngày 29/8 đã bác bỏ một dự luật của chính phủ nước này cho phép sa thải công nhân viên chức khu vực nhà nước. Quyết định này đã một lần nữa giáng đòn mạnh vào những nỗ lực của Chính phủ Bồ Đào Nha nhằm đáp ứng yêu cầu từ nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế - gồm Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu - để đổi lấy gói cứu trợ chống khủng hoảng.
Chánh án Tòa án Hiến pháp Joaquim Sousa Ribeiro cho biết những quy định mới do Chính phủ Bồ Đào Nha đề xuất, là vi hiến, bởi nó không phù hợp với sự "bảo đảm việc làm" và "nguyên tắc tỷ lệ", được quy định trong Hiến pháp nước này.
Hồi tháng Tư vừa qua, Tòa án Hiến pháp Bồ Đào Nha cũng đã bác bỏ nhiều biện pháp "thắt lưng buộc bụng" do chính phủ đề xuất cho ngân sách năm 2013.
Dự luật bị bác bỏ nói trên, gồm 400 điều khoản khác nhau, được soạn thảo trong khuôn khổ chính sách kinh tế khắc khổ của Lisbon nhằm đổi lấy gói cứu trợ từ nhóm "bộ ba" chủ nợ quốc tế. Dự luật lao động mới quy định cắt giảm kỳ nghỉ phép của công nhân viên chức từ 25 xuống còn 22 ngày, trong khi đó lại tăng giờ làm việc lên 40 giờ/tuần, thay vì 35 giờ/tuần hiện nay, đồng thời áp dụng một chế độ đặc biệt luân chuyển nhân sự. Theo dự kiến, dự luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2014 và sẽ không có tác động lớn tới việc cắt giảm thâm hụt ngân sách trong năm tới. Tuy nhiên, về lâu dài, dự luật sẽ giúp giảm mạnh chi tiêu công.
Để đổi lấy gói cứu trợ tài chính từ nhóm "Bộ ba" chủ nợ, Bồ Đào Nha phải thực hiện các cải cách sâu rộng, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm trong khu vực công. Chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối kéo dài suốt nhiều tháng qua, cũng như khoét sâu bất đồng giữa các đảng phái chính trị của Bồ Đào Nha, khiến nước này rơi cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc trong thời gian qua.
Nền kinh tế Bồ Đào Nha được dự báo sẽ suy giảm 2,3% trong năm nay, trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 18,2%./.
Lê Minh (TTXVN)