Chính phủ Tây Ban Nha mới đây đã thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" tiếp theo đối với những người về hưu và công chức trong dự thảo ngân sách 2014, song khẳng định triển vọng về tăng trưởng kinh tế và việc làm của nước này đang trở nên sáng sủa hơn.
Cụ thể, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ ngừng tăng lương hưu theo sự biến động của tỷ lệ lạm phát cũng như không tăng lương công chức trong năm thứ 4, đồng thời cho hay dự thảo ngân sách 2014 là "ngân sách đầu tiên của sự hồi phục."
Theo Chính phủ Tây Ban Nha, những biện pháp khắc khổ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái và ổn định tình hình tài chính công.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Soraya Saenz de Santamaria nhận định rằng đây là một ngân sách thực tế và có trách nhiệm, hướng tới cân bằng giữa những biện pháp khắc khổ cần thiết và hỗ trợ đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 4 Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Còn Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guindos tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng "đà hồi phục kinh tế Tây Ban Nha vẫn còn yếu và mong manh nhưng vẫn là một sự hồi phục."
Đối mặt với khó khăn
Theo các nghiệp đoàn ở Tây Ban Nha, việc không điều chỉnh tăng lương hưu theo tỷ lệ lạm phát hàng năm và không tăng lương công chức sẽ làm giảm bớt sức mua của những người về hưu và giới công chức. Một trong những nghiệp đoàn lớn nhất Tây Ban Nha là UGT đã lên tiếng chỉ trích dự thảo ngân sách 2014 khi cho rằng nó sẽ càng làm tình hình thất nghiệp của nước này trầm trọng hơn và cải cách lương hưu sẽ khiến người dân nghèo hơn cũng như làm suy yếu hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha (BOS) mới đây cho biết nợ công của nước này trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lên tới 947,184 tỷ euro (gần 1.264,48 tỷ USD), tương đương 92,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số này cao hơn mức dự báo 91,6% GDP cho cả năm 2013 mà Chính phủ Tây Ban Nha đưa ra trước đó, và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2012. Theo BOS, nợ công của Tây Ban Nha trong quý 2/2013 đã tương đương 92,2% GDP, có nghĩa là chỉ trong một tháng đã tăng từ 92,2% GDP lên 92,6% GDP.
Chính phủ Tây Ban Nha gần đây đã tăng mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của nước này từ 0,5% lên 0,7% trong năm 2014, gần giống với con số dự đoán mà Hiệp hội ngân hàng Tây Ban Nha đã đã đưa ra vào ngày 16/9 vừa qua, cao hơn so với dự báo tăng trưởng 0,5% được đưa ra trước đó. Sự điều chỉnh này là một phần trong các mục tiêu kinh tế mới sẽ được công bố vào ngày 27/9 sau khi chính phủ nước này thông qua dự thảo ngân sách năm 2014.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho biết nước này đã thoát khỏi suy thoái trong quý 3/2013 với mức tăng trưởng ước đạt 0,1-0,2%. Tuy vậy, ông Mariano Rajoy cho rằng Tây Ban Nha mới thoát khỏi suy thoái chứ chưa ra cuộc khỏi khủng hoảng và đất nước cần phải thúc đẩy tiến trình phục hồi mạnh mẽ để tạo nhiều việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, đang ở mức cao kỷ lục trong số các nước thành viên Eurozone và Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Rajoy, mặc dù tình hình kinh tế của Tây Ban Nha đã cải thiện nhưng chính phủ vẫn phải thận trọng do vẫn còn những dấu hiệu mất cân đối mà nước này cần điều chỉnh như giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Tây Ban Nha, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã tăng lên tương đương 4,62% GDP (hơn 64 tỷ USD) và tỷ lệ thất nghiệp của nước này dự kiến vẫn ở mức cao kỷ lục 27,1% cuối năm nay và 26,7% năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha đã giảm chút ít xuống mức 26,2% trong quý II/2013, nhờ hoạt động tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp ở nước này trong mùa Hè vừa qua.
Tây Ban Nha đã rơi vào tình trạng suy thoái kép và đứng trước nguy cơ phá sản do hậu quả của tình trạng bong bóng bất động sản nổ ra từ năm 2008 với những khó khăn kinh tế và khủng hoảng từ hệ thống ngân hàng trong nước. Kể từ khi nhậm chức cuối năm 2011, Chính phủ Tây Ban Nha cam kết sẽ giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách bằng cách triển khai các biện pháp mạnh tay để cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Vì vậy, ông Rajoy dự kiến Tây Ban Nha không cần kéo dài gói cứu trợ quốc tế dành cho hệ thống ngân hàng nước này đến năm 2014.
Niềm tin trở lại
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Eurozone nói riêng vẫn còn đối mặt với khó khăn, Tây Ban Nha dường như đã thu hút giới đầu tư trở lại bất chấp những nguy cơ đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế nước này. Thị trường chứng khoán Madrid (Tây Ban Nha) mới đây đã phá vỡ mốc 9.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2011. Hồi tháng 7/2012, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha vào khoảng 7,5%, một mức được giới phân tích coi là không bền vững. Hiện tại, con số này vào khoảng 4,4%.
Chính phủ Tây Ban Nha dự đoán kinh tế Tây Ban Nha sẽ thoát khỏi suy thoái trong quý 3/2103, lần suy thoái thứ hai diễn ra sau sự suy sụp của lĩnh vực xây dựng và nhà đất đã phát triển bùng nổ trước đó vào năm 2008. Theo Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guinos, một năm trước đây, Tây Ban Nha là một vấn đề đối với kinh tế châu Âu và kinh tế thế giới. Xuất khẩu đang gia tăng và sự sụt giảm của chi tiêu tiêu dùng ở Tây Ban Nha đang chậm lại, đem đến hy vọng nền kinh tế nước này đang trên đường thoát khỏi dần khủng hoảng.
Bất chấp mức nợ công cao của Tây Ban Nha, ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) và các chuyên gia cho rằng đầu tư vào nợ công của Tây Ban Nha còn tốt hơn so với nợ công của Italy hay Pháp. Theo Morgan Stanley, tình hình kinh tế Tây Ban Nha khá hơn so với Italy, chi phí lao động của nước này thấp hơn so với ở Đức, Italy hoặc Pháp, giúp nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này cải thiện khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu tích cực xuất hiện cho thấy nền kinh tế Tây Ban Nha có thể thoát khỏi tình trạng suy thoái kể từ sau quý 3/2013.
BS còn cho biết thêm rằng trong bảy tháng đầu của năm 2013, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha là 54,293 tỷ euro, tương đương 5,27% GDP, thấp hơn so với mục tiêu 6,5% GDP trong cả năm 2013 do Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với nước này. Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nhấn mạnh những số liệu mới công bố đã khẳng định rằng chính phủ nước này hoàn toàn có khả năng thực hiện mục tiêu giảm dần thâm hụt ngân sách.
Điểm sáng được kỳ vọng có thể khiến Tây Ban Nha bước vào quá trình hồi phục kinh tế là sự cải thiện của xuất khẩu và lĩnh vực dịch vụ, nhất là ngành du lịch. Nhờ đó, đà giảm tốc tăng trưởng GDP trong những quý gần đây của Tây Ban Nha đã có dấu hiệu chậm lại đáng kể. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu kinh tế khu vực cho rằng, xuất khẩu của Tây Ban Nha dù đã được cải thiện nhưng chưa đủ để bù lỗ cho sụt giảm đầu tư trong lĩnh vực tư nhân hay các khoản thâm hụt công. Bên cạnh đó, với tình hình tài chính khó khăn, thị trường nhà đất xuống dốc và đầu tư tư nhân giảm sút thì nhu cầu tiêu thụ nội địa được dự báo có thể giảm mạnh hơn nữa.
Theo giới phân tích, thách thức lớn nhất với Tây Ban Nha là phải cải thiện được tình trạng thất nghiệp đang gia tăng và Tây Ban Nha phải đạt mức tăng trưởng cao hơn 1,5% GDP. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh Madrid đang phải triển khai lộ trình cắt giảm chi tiêu công ngặt nghèo nhằm đáp ứng yêu cầu của IMF, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và EU. Đến nay, các biện pháp khắc khổ đang là "phương thuốc" hữu hiệu giúp giảm tình trạng nợ công ở nhiều quốc gia; song "tác dụng phụ" của nó là hạn chế tăng trưởng kinh tế khiến nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn ở nhiều quốc gia Eurozone.
Trong bối cảnh trên, Tây Ban Nha đã buộc phải thông qua chương trình cải cách mới trong vòng 3 năm tới và tập trung chủ yếu vào quỹ lương hưu, việc làm và khu vực ngân hàng trị giá 3,5 tỷ euro. Ngoài ra, để cải thiện tính cạnh tranh và tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Tây Ban Nha đã đề xuất thay đổi cơ chế thuế như giảm thuế đầu tư, giới thiệu thuế xanh, sửa đổi các loại thuế "nhạy cảm" liên quan đến xăng dầu, điện và chi phí vận tải... Đây được coi là nỗ lực mới của Tây Ban Nha nhằm thoát khỏi khó khăn và vực dậy nền kinh tế trong nước.
Chính phủ Tây Ban Nha mới đây dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha sẽ giảm xuống dưới 26% và tăng trưởng kinh tế nước này sẽ đạt 0,7% trong năm 2014. Theo Chính phủ Tây Ban Nha, kinh tế nước này sẽ lại tạo ra việc làm trong nửa cuối năm 2014. Sau đợt suy thoái kéo dài hai năm, với sự suy giảm diễn ra sau khi thị trường bất động sản trong nước sụp đổ vào năm 2008, Chính phủ Tây Ban Nha hiện dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 0,1-0,2% trong quý 3/2013. Còn theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Citi, kinh tế Tây Ban Nha có thể tăng trưởng nhẹ ở mức 0,1% trong quý 3/2013 (so với quý trước đó), nhờ khắc phục được một phần những khó khăn về tài chính và hoạt động xuất khẩu tốt hơn./.
Cụ thể, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết sẽ ngừng tăng lương hưu theo sự biến động của tỷ lệ lạm phát cũng như không tăng lương công chức trong năm thứ 4, đồng thời cho hay dự thảo ngân sách 2014 là "ngân sách đầu tiên của sự hồi phục."
Theo Chính phủ Tây Ban Nha, những biện pháp khắc khổ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái và ổn định tình hình tài chính công.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Soraya Saenz de Santamaria nhận định rằng đây là một ngân sách thực tế và có trách nhiệm, hướng tới cân bằng giữa những biện pháp khắc khổ cần thiết và hỗ trợ đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 4 Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Còn Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guindos tỏ ra thận trọng hơn khi cho rằng "đà hồi phục kinh tế Tây Ban Nha vẫn còn yếu và mong manh nhưng vẫn là một sự hồi phục."
Đối mặt với khó khăn
Theo các nghiệp đoàn ở Tây Ban Nha, việc không điều chỉnh tăng lương hưu theo tỷ lệ lạm phát hàng năm và không tăng lương công chức sẽ làm giảm bớt sức mua của những người về hưu và giới công chức. Một trong những nghiệp đoàn lớn nhất Tây Ban Nha là UGT đã lên tiếng chỉ trích dự thảo ngân sách 2014 khi cho rằng nó sẽ càng làm tình hình thất nghiệp của nước này trầm trọng hơn và cải cách lương hưu sẽ khiến người dân nghèo hơn cũng như làm suy yếu hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Tây Ban Nha (BOS) mới đây cho biết nợ công của nước này trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lên tới 947,184 tỷ euro (gần 1.264,48 tỷ USD), tương đương 92,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Con số này cao hơn mức dự báo 91,6% GDP cho cả năm 2013 mà Chính phủ Tây Ban Nha đưa ra trước đó, và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2012. Theo BOS, nợ công của Tây Ban Nha trong quý 2/2013 đã tương đương 92,2% GDP, có nghĩa là chỉ trong một tháng đã tăng từ 92,2% GDP lên 92,6% GDP.
Chính phủ Tây Ban Nha gần đây đã tăng mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của nước này từ 0,5% lên 0,7% trong năm 2014, gần giống với con số dự đoán mà Hiệp hội ngân hàng Tây Ban Nha đã đã đưa ra vào ngày 16/9 vừa qua, cao hơn so với dự báo tăng trưởng 0,5% được đưa ra trước đó. Sự điều chỉnh này là một phần trong các mục tiêu kinh tế mới sẽ được công bố vào ngày 27/9 sau khi chính phủ nước này thông qua dự thảo ngân sách năm 2014.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho biết nước này đã thoát khỏi suy thoái trong quý 3/2013 với mức tăng trưởng ước đạt 0,1-0,2%. Tuy vậy, ông Mariano Rajoy cho rằng Tây Ban Nha mới thoát khỏi suy thoái chứ chưa ra cuộc khỏi khủng hoảng và đất nước cần phải thúc đẩy tiến trình phục hồi mạnh mẽ để tạo nhiều việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước, đang ở mức cao kỷ lục trong số các nước thành viên Eurozone và Liên minh châu Âu (EU).
Theo ông Rajoy, mặc dù tình hình kinh tế của Tây Ban Nha đã cải thiện nhưng chính phủ vẫn phải thận trọng do vẫn còn những dấu hiệu mất cân đối mà nước này cần điều chỉnh như giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Tây Ban Nha, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đã tăng lên tương đương 4,62% GDP (hơn 64 tỷ USD) và tỷ lệ thất nghiệp của nước này dự kiến vẫn ở mức cao kỷ lục 27,1% cuối năm nay và 26,7% năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha đã giảm chút ít xuống mức 26,2% trong quý II/2013, nhờ hoạt động tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp ở nước này trong mùa Hè vừa qua.
Tây Ban Nha đã rơi vào tình trạng suy thoái kép và đứng trước nguy cơ phá sản do hậu quả của tình trạng bong bóng bất động sản nổ ra từ năm 2008 với những khó khăn kinh tế và khủng hoảng từ hệ thống ngân hàng trong nước. Kể từ khi nhậm chức cuối năm 2011, Chính phủ Tây Ban Nha cam kết sẽ giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách bằng cách triển khai các biện pháp mạnh tay để cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Vì vậy, ông Rajoy dự kiến Tây Ban Nha không cần kéo dài gói cứu trợ quốc tế dành cho hệ thống ngân hàng nước này đến năm 2014.
Niềm tin trở lại
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Eurozone nói riêng vẫn còn đối mặt với khó khăn, Tây Ban Nha dường như đã thu hút giới đầu tư trở lại bất chấp những nguy cơ đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế nước này. Thị trường chứng khoán Madrid (Tây Ban Nha) mới đây đã phá vỡ mốc 9.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 10/2011. Hồi tháng 7/2012, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha vào khoảng 7,5%, một mức được giới phân tích coi là không bền vững. Hiện tại, con số này vào khoảng 4,4%.
Chính phủ Tây Ban Nha dự đoán kinh tế Tây Ban Nha sẽ thoát khỏi suy thoái trong quý 3/2103, lần suy thoái thứ hai diễn ra sau sự suy sụp của lĩnh vực xây dựng và nhà đất đã phát triển bùng nổ trước đó vào năm 2008. Theo Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Luis de Guinos, một năm trước đây, Tây Ban Nha là một vấn đề đối với kinh tế châu Âu và kinh tế thế giới. Xuất khẩu đang gia tăng và sự sụt giảm của chi tiêu tiêu dùng ở Tây Ban Nha đang chậm lại, đem đến hy vọng nền kinh tế nước này đang trên đường thoát khỏi dần khủng hoảng.
Bất chấp mức nợ công cao của Tây Ban Nha, ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) và các chuyên gia cho rằng đầu tư vào nợ công của Tây Ban Nha còn tốt hơn so với nợ công của Italy hay Pháp. Theo Morgan Stanley, tình hình kinh tế Tây Ban Nha khá hơn so với Italy, chi phí lao động của nước này thấp hơn so với ở Đức, Italy hoặc Pháp, giúp nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này cải thiện khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu tích cực xuất hiện cho thấy nền kinh tế Tây Ban Nha có thể thoát khỏi tình trạng suy thoái kể từ sau quý 3/2013.
BS còn cho biết thêm rằng trong bảy tháng đầu của năm 2013, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha là 54,293 tỷ euro, tương đương 5,27% GDP, thấp hơn so với mục tiêu 6,5% GDP trong cả năm 2013 do Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với nước này. Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nhấn mạnh những số liệu mới công bố đã khẳng định rằng chính phủ nước này hoàn toàn có khả năng thực hiện mục tiêu giảm dần thâm hụt ngân sách.
Điểm sáng được kỳ vọng có thể khiến Tây Ban Nha bước vào quá trình hồi phục kinh tế là sự cải thiện của xuất khẩu và lĩnh vực dịch vụ, nhất là ngành du lịch. Nhờ đó, đà giảm tốc tăng trưởng GDP trong những quý gần đây của Tây Ban Nha đã có dấu hiệu chậm lại đáng kể. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu kinh tế khu vực cho rằng, xuất khẩu của Tây Ban Nha dù đã được cải thiện nhưng chưa đủ để bù lỗ cho sụt giảm đầu tư trong lĩnh vực tư nhân hay các khoản thâm hụt công. Bên cạnh đó, với tình hình tài chính khó khăn, thị trường nhà đất xuống dốc và đầu tư tư nhân giảm sút thì nhu cầu tiêu thụ nội địa được dự báo có thể giảm mạnh hơn nữa.
Theo giới phân tích, thách thức lớn nhất với Tây Ban Nha là phải cải thiện được tình trạng thất nghiệp đang gia tăng và Tây Ban Nha phải đạt mức tăng trưởng cao hơn 1,5% GDP. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh Madrid đang phải triển khai lộ trình cắt giảm chi tiêu công ngặt nghèo nhằm đáp ứng yêu cầu của IMF, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và EU. Đến nay, các biện pháp khắc khổ đang là "phương thuốc" hữu hiệu giúp giảm tình trạng nợ công ở nhiều quốc gia; song "tác dụng phụ" của nó là hạn chế tăng trưởng kinh tế khiến nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn ở nhiều quốc gia Eurozone.
Trong bối cảnh trên, Tây Ban Nha đã buộc phải thông qua chương trình cải cách mới trong vòng 3 năm tới và tập trung chủ yếu vào quỹ lương hưu, việc làm và khu vực ngân hàng trị giá 3,5 tỷ euro. Ngoài ra, để cải thiện tính cạnh tranh và tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Tây Ban Nha đã đề xuất thay đổi cơ chế thuế như giảm thuế đầu tư, giới thiệu thuế xanh, sửa đổi các loại thuế "nhạy cảm" liên quan đến xăng dầu, điện và chi phí vận tải... Đây được coi là nỗ lực mới của Tây Ban Nha nhằm thoát khỏi khó khăn và vực dậy nền kinh tế trong nước.
Chính phủ Tây Ban Nha mới đây dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha sẽ giảm xuống dưới 26% và tăng trưởng kinh tế nước này sẽ đạt 0,7% trong năm 2014. Theo Chính phủ Tây Ban Nha, kinh tế nước này sẽ lại tạo ra việc làm trong nửa cuối năm 2014. Sau đợt suy thoái kéo dài hai năm, với sự suy giảm diễn ra sau khi thị trường bất động sản trong nước sụp đổ vào năm 2008, Chính phủ Tây Ban Nha hiện dự đoán kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 0,1-0,2% trong quý 3/2013. Còn theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Citi, kinh tế Tây Ban Nha có thể tăng trưởng nhẹ ở mức 0,1% trong quý 3/2013 (so với quý trước đó), nhờ khắc phục được một phần những khó khăn về tài chính và hoạt động xuất khẩu tốt hơn./.
Anh Quân (TTXVN)