Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy vừa nhận định rằng nền kinh tế đang lao đao vì suy thoái của nước này sẽ tốt lên vào năm tới, tăng trưởng trở lại và tạo thêm được việc làm vào năm 2014.
Ông Rajoy cũng bày tỏ hy vọng rằng sự cải thiện của nền kinh tế sẽ cho phép ông điều chỉnh một số biện pháp "thắt lưng buộc bụng" chưa hợp lý và tác động tiêu cực tới đời sống của người dân.
Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - đã rơi vào suy thoái từ giữa năm 2011, chưa đầy hai năm sau khi trải qua đợt suy giảm năm 2008, do thị trường bất động sản suy sụp và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chính phủ Tây Ban Nha dự báo nền kinh tế nước này sẽ sụt giảm 1,5% trong năm nay và tiếp tục giảm 0,5% vào năm 2013. Con số này lạc quan hơn mức dự báo về tình hình kinh tế Tây Ban Nha mà một số tổ chức quốc tế đua ra, bao gồm cả Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Thủ tướng Mariano Rajoy, người lên nắm quyền cách đây 1 năm, đã cam kết sẽ tìm cách cải thiện thị trường việc làm và khắc phục tình hình tài chính khó khăn của Tây Ban Nha.
Ông nói rằng kinh tế của Tây Ban Nha lúc ông lên nắm quyền tệ hơn những gì mà ông mường tượng, với mức thâm hụt ngân sách lớn hơn dự kiến và bóng ma suy thoái.
Theo ông Rajoy, ưu tiên quan trọng nhất hiện tại của Mađrít là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, và khi nền kinh tế được cải thiện thì chính phủ sẽ thay đổi một số chính sách như quy định về thuế thu nhập./.
Ông Rajoy cũng bày tỏ hy vọng rằng sự cải thiện của nền kinh tế sẽ cho phép ông điều chỉnh một số biện pháp "thắt lưng buộc bụng" chưa hợp lý và tác động tiêu cực tới đời sống của người dân.
Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - đã rơi vào suy thoái từ giữa năm 2011, chưa đầy hai năm sau khi trải qua đợt suy giảm năm 2008, do thị trường bất động sản suy sụp và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chính phủ Tây Ban Nha dự báo nền kinh tế nước này sẽ sụt giảm 1,5% trong năm nay và tiếp tục giảm 0,5% vào năm 2013. Con số này lạc quan hơn mức dự báo về tình hình kinh tế Tây Ban Nha mà một số tổ chức quốc tế đua ra, bao gồm cả Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Thủ tướng Mariano Rajoy, người lên nắm quyền cách đây 1 năm, đã cam kết sẽ tìm cách cải thiện thị trường việc làm và khắc phục tình hình tài chính khó khăn của Tây Ban Nha.
Ông nói rằng kinh tế của Tây Ban Nha lúc ông lên nắm quyền tệ hơn những gì mà ông mường tượng, với mức thâm hụt ngân sách lớn hơn dự kiến và bóng ma suy thoái.
Theo ông Rajoy, ưu tiên quan trọng nhất hiện tại của Mađrít là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, và khi nền kinh tế được cải thiện thì chính phủ sẽ thay đổi một số chính sách như quy định về thuế thu nhập./.
Minh Trang (TTXVN)