Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo về “mức tăng trưởng vừa phải” của nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2010, song cảnh báo rằng đà phục hồi chậm của kinh tế thế giới đang phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu.
Trong báo cáo tháng 2/2010 vừa công bố, OPEC nhận định: “Đà phục hồi yếu ớt của kinh tế thế giới trong năm 2010 đang gây sức ép lên nhu cầu dầu mỏ. Nhu cầu của Mỹ là yếu tố bất ổn chính trong năm nay. Các khu vực ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ là những vùng đóng góp duy nhất vào tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2010.”
Theo báo cáo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2010 dự kiến tăng 0,8 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 85,1 triệu thùng/ngày, phù hợp với dự đoán trước đó.
OPEC cho rằng sự phục hồi toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng, nhưng đà bình phục trong năm 2010 vẫn bất ổn và không đồng đều giữa các khu vực. Sự phục hồi không chắc chắn của kinh tế Mỹ đang tạo một số “nguy cơ suy giảm” đối với nhu cầu dầu của nước này trong năm nay.
Thời tiết lạnh đã đẩy nhu cầu về dầu sưởi ấm tăng lên, song nhu cầu về xăng và dầu diesel ngày càng giảm đã dẫn đến mức tăng trưởng âm trong tháng 1/2010.
Theo OPEC, dự báo “nhu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ tăng 1% trong năm nay” sẽ khó thành hiện thực. Tăng trưởng nhu cầu của Mỹ đang đối mặt với một số “rào cản”, với nguy cơ chính là đà phục hồi không chắc chắn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
OPEC cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong năm 2009 đã đóng góp đáng kể vào “mức tăng khiêm tốn” của nhu cầu dầu toàn cầu. Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc năm nay được dự báo sẽ tăng 4,5%.
Mặc dù vậy, chính phủ nước này đang muốn hạn chế sử dụng năng lượng, theo một kế hoạch 5 năm.
Song, báo cáo của OPEC nhận xét tăng trưởng chậm hơn dự đoán của kinh tế thế giới sẽ tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu cũng như ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, làm giảm nhu cầu dầu mỏ tại thị trường này.
Bên cạnh đó, các biện pháp của Bắc Kinh kềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các dấu hiệu tích cực, như lượng xe mới bán ra tại thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh, xem ra đang hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay.
OPEC nhấn mạnh: “Do những đóng góp đáng kể của Trung Quốc và Mỹ vào tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu mỏ của thế giới, những bất ổn kinh tế và nhu cầu tại hai nước này sẽ tiếp tục có tác động quan trọng tới cả thị trường dầu mỏ và nền kinh tế toàn cầu. Do đó, những diễn biến hiện nay cần phải được theo dõi sát sao trong những tháng tới”./.
Trong báo cáo tháng 2/2010 vừa công bố, OPEC nhận định: “Đà phục hồi yếu ớt của kinh tế thế giới trong năm 2010 đang gây sức ép lên nhu cầu dầu mỏ. Nhu cầu của Mỹ là yếu tố bất ổn chính trong năm nay. Các khu vực ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ là những vùng đóng góp duy nhất vào tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2010.”
Theo báo cáo của OPEC, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2010 dự kiến tăng 0,8 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 85,1 triệu thùng/ngày, phù hợp với dự đoán trước đó.
OPEC cho rằng sự phục hồi toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng, nhưng đà bình phục trong năm 2010 vẫn bất ổn và không đồng đều giữa các khu vực. Sự phục hồi không chắc chắn của kinh tế Mỹ đang tạo một số “nguy cơ suy giảm” đối với nhu cầu dầu của nước này trong năm nay.
Thời tiết lạnh đã đẩy nhu cầu về dầu sưởi ấm tăng lên, song nhu cầu về xăng và dầu diesel ngày càng giảm đã dẫn đến mức tăng trưởng âm trong tháng 1/2010.
Theo OPEC, dự báo “nhu cầu dầu mỏ của Mỹ sẽ tăng 1% trong năm nay” sẽ khó thành hiện thực. Tăng trưởng nhu cầu của Mỹ đang đối mặt với một số “rào cản”, với nguy cơ chính là đà phục hồi không chắc chắn của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
OPEC cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong năm 2009 đã đóng góp đáng kể vào “mức tăng khiêm tốn” của nhu cầu dầu toàn cầu. Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc năm nay được dự báo sẽ tăng 4,5%.
Mặc dù vậy, chính phủ nước này đang muốn hạn chế sử dụng năng lượng, theo một kế hoạch 5 năm.
Song, báo cáo của OPEC nhận xét tăng trưởng chậm hơn dự đoán của kinh tế thế giới sẽ tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu cũng như ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, làm giảm nhu cầu dầu mỏ tại thị trường này.
Bên cạnh đó, các biện pháp của Bắc Kinh kềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các dấu hiệu tích cực, như lượng xe mới bán ra tại thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh, xem ra đang hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay.
OPEC nhấn mạnh: “Do những đóng góp đáng kể của Trung Quốc và Mỹ vào tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu mỏ của thế giới, những bất ổn kinh tế và nhu cầu tại hai nước này sẽ tiếp tục có tác động quan trọng tới cả thị trường dầu mỏ và nền kinh tế toàn cầu. Do đó, những diễn biến hiện nay cần phải được theo dõi sát sao trong những tháng tới”./.
Nguyễn Trường (Vietnam+)