Thêm dấu hiệu tích cực

Kinh tế Mỹ xuất hiện thêm những dấu hiệu tích cực

Số lượng công nhân thất nghiệp giảm, giá nhà tăng, chỉ số chứng khoán tăng giá liên tục là những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ.
Số lượng công nhân thất nghiệp giảm, giá nhà tăng và chỉ số chứng khoán tăng giáliên tục trong ba ngày là những dấu hiệu tích cực tiếp tục xuất hiện từ nền kinhtế lớn nhất thế giới.

Thông báo ngày 7/3 của Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần qua, số lượngcông nhân Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ ở mức 340.000, giảm 7.000người so với tuần trước và thấp hơn mức dự kiến 355.000 của các chuyên gia.

Đâylà tuần thứ hai liên tiếp số người mất việc giảm. Như vậy, trong 4 tuần lễ vừaqua, số công nhân xin hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm trung bình 7.000người/tuần, chỉ ở mức xấp xỉ 350.000 người và là mức thất nghiệp trung bình thấpnhất trong một tuần kể từ tháng 3/2008, chứng tỏ thị trường việc làm của Mỹ tiếptục đà cải thiện.

Trong 3 tháng gần đây, trung bình mỗi tháng các công ty của Mỹđã tạo ra thêm 200.000 việc làm mới trong khi phải cần tới 250.000 mới giảm đượctỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 7,9%.

Giá nhà ở Mỹ trong tháng cuối cùng của năm 2012 tiếp tục tăng 6,8%. Đây làmức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2006, nhưng vẫn thấp hơn 29% so với mức giá đỉnhcao đầu năm 2006.

Kết quả thăm dò mới nhất của công ty Fannie FNMA cho biết ởthời điểm tháng Hai vừa qua, có 48% người Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng giá nhà ở Mỹsẽ tiếp tục tăng trong 12 tháng tới, nhất là khi tỷ lễ lãi suất vay 30 năm thếchấp mua nhà hiện chỉ ở mức thấp 3,31%. Có 41% tin tưởng rằng thu nhập của họ sẽkhá hơn trong năm 2013. Giờ công lao động của công nhân Mỹ trong quý cuối cùngcủa năm 2012 tăng 2,5%.

Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết cán cân xuất khẩu của nước này trongtháng 1/2013 là 44,45 tỷ USD, tăng 16,5% so với tháng 12/2012, chủ yếu do kimngạch xuất khẩu giảm trong khi khối lượng dầu mỏ nhập khẩu lại tăng cao.

Kimngạch xuất khẩu trong tháng đầu năm chỉ đạt 184,5 tỷ USD, giảm 1,2% trong khixuất khẩu đạt 228,9 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó riêng nhập khẩu dầu mỏ tăng12,3%.

Tổng thâm hụt buôn bán của Mỹ trong cả năm 2012 là 539,5 tỷ USD, giảm3,6% so với năm 2011, trong đó riêng thâm hụt với Trung Quốc lên tới 315,1 tỷUSD, mức thâm hụt lớn nhất so với tất cả các đối tác thương mại khác. Thâm hụtbuôn bán của Mỹ với Trung Quốc trong tháng 1/2013 là 27,8 tỷ USD, tăng 13,6% sovới tháng 12/2012.

Tại thị trường New York, các chỉ số chứng khoán chủ lực trong ngày 7/3tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Chỉ số Dow Jones đạt mức cao kỷ lục mới14.331,26 điểm, tăng 9,6% kể từ đầu năm 2013. Chỉ số Standard & Poor 500 cũngđạt mức 1.544,18 điểm, tăng 8,2% kể từ đầu năm. Trước đó, ngày 5/3, với14.253,77 điểm, chỉ số Dow Jones đã phá vỡ mức giá cao kỷ lục 14.164,53 điểm ởthời điểm tháng 10/2007 trước khi nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc đại suy thoái2007-2009.

Báo cáo công bố ngày 6/3 của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biếtcó 10 trong 12 khu vực do FED quản lý đều chứng kiến sự tăng trưởng kinh tếtrong hai tháng đầu năm 2013, nhờ doanh số bán ô tô đạt mức cao, thị trường việclàm được cải thiện và thị trường nhà đất tiếp tục phục hồi.

Một tin lạc quan nữa là trong cuộc sát hạch mới nhất về khả năng chống đỡtrước một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể xảy ra, có 17 trong tổng số 18ngân hàng đã vượt qua. Duy nhất chỉ có ngân hàng Ally, vốn là chi nhánh tàichính cũ của General Motors sau khi được giải cứu đã được đặt dưới sự giám sátcủa chính phủ, là không đáp ứng được các yêu cầu về vốn để vượt qua một cú sốctài chính mới.

Trong khi đó, 17 ngân hàng còn lại đáp ứng điều kiện có tối thiểu5% các khoản cho vay, kỳ phiếu và trái phiếu của ngân hàng trong khoản dự trữvốn linh hoạt, để có thể đối phó với một cuộc khủng hoảng giả định tương tự nhưcuộc khủng hoảng năm 2007-2008 làm chao đảo hệ thống tài chính Mỹ./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục