Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) ngày 11/12 khẳng định cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực nhưng không tới mức “kịch tính” tại khu vực này, và Mỹ Latinh đã chứng tỏ khả năng vượt qua tác động của khủng hoảng từ bên ngoài.
Trong báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế năm nay, ECLAC chỉ rõ khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ đạt tăng trưởng 3,1% trong năm nay, cao hơn so với mức dự kiến tăng 2,2% của kinh tế thế giới, nhưng thấp hơn so với kết quả 4,3% đạt được trong năm ngoái.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo, Thư ký điều hành ECLAC, bà Alicia Bárcena, cho biết tăng trưởng của năm nay thấp hơn so với năm ngoái, do kinh tế của Brazil và Argentina - hai nước chiếm tới 41,5% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực - giảm tốc. Brazil sẽ chỉ đạt 1,2 % (năm ngoái là 2,7%) và Argentina sẽ đạt 2,2 % (năm ngoái là 8,9%).
Các nước sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất năm nay là Panama (10,5%), Peru (6,2%), Chile (5,5%), Venezuela (5,3%), Costa Rica (5%), Bolivia (5%).
Bên cạnh đó, ba nước sẽ tăng trưởng âm là Paraguay (-1,8%), Saint Kitts và Nevis (-0,8%) và Jamaica (-0,2%).
Tính theo tiểu khu vực, Nam Mỹ đạt tăng trưởng 2,7% (năm ngoái là 4,5%), Trung Mỹ 4,2% (năm ngoái là 4,3%) và vùng Caribe 1,1% (năm ngoái là 0,4%).
Bà Bárcena cũng cho biết, trong số các “điểm sáng” của kinh tế Mỹ Latinh và Caribe trong năm nay phải kể đến việc tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị giảm từ 6,7% năm 2011 xuống 6,4%, trong khi đầu tư tăng, với mức tăng bình quân 4% trong năm nay, đặc biệt một số nước như Chile, Bolivia, Ecuador, Peru, Uruguay và Venezuela đạt mức tăng trên 10%.
Theo ECLAC, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng khiêm tốn của kinh tế Mỹ đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Mỹ Latinh và Caribe, khiến tổng kim ngạch chỉ tăng 1,6% trong năm nay so với mức 22,3% của năm ngoái.
Bà Bárcena dự báo năm tới, bất chấp những khó khăn của kinh tế châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, Mỹ Latinh và Caribe sẽ đạt tăng trưởng 3,8%, do kinh tế Brazil và Argentina phục hồi và một số nước tại khu vực duy trì được nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, bà nêu rõ triển vọng kinh tế khu vực này sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của kinh tế thế giới.
Theo dự kiến, các nước đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm tới là Paraguay (8,5%), Panama (7,5%), Peru (6%), Haiti (6%), Bolivia (5%), Guyana (4,9%), Chile (4,8%), Surinam (4,7%), Nicaragua và Colombia (4,5%).
Trong khi đó, ba nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil, Mexico và Argentina sẽ đạt lần lượt 4%; 3,5% và 3,9%. Các nước đứng cuối danh sách xếp hạng tăng trưởng 33 nước tại khu vực là Jamaica (0,1%) và Barbados (1%)./.
Trong báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế năm nay, ECLAC chỉ rõ khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ đạt tăng trưởng 3,1% trong năm nay, cao hơn so với mức dự kiến tăng 2,2% của kinh tế thế giới, nhưng thấp hơn so với kết quả 4,3% đạt được trong năm ngoái.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo, Thư ký điều hành ECLAC, bà Alicia Bárcena, cho biết tăng trưởng của năm nay thấp hơn so với năm ngoái, do kinh tế của Brazil và Argentina - hai nước chiếm tới 41,5% tổng sản phẩm quốc nội của khu vực - giảm tốc. Brazil sẽ chỉ đạt 1,2 % (năm ngoái là 2,7%) và Argentina sẽ đạt 2,2 % (năm ngoái là 8,9%).
Các nước sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất năm nay là Panama (10,5%), Peru (6,2%), Chile (5,5%), Venezuela (5,3%), Costa Rica (5%), Bolivia (5%).
Bên cạnh đó, ba nước sẽ tăng trưởng âm là Paraguay (-1,8%), Saint Kitts và Nevis (-0,8%) và Jamaica (-0,2%).
Tính theo tiểu khu vực, Nam Mỹ đạt tăng trưởng 2,7% (năm ngoái là 4,5%), Trung Mỹ 4,2% (năm ngoái là 4,3%) và vùng Caribe 1,1% (năm ngoái là 0,4%).
Bà Bárcena cũng cho biết, trong số các “điểm sáng” của kinh tế Mỹ Latinh và Caribe trong năm nay phải kể đến việc tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị giảm từ 6,7% năm 2011 xuống 6,4%, trong khi đầu tư tăng, với mức tăng bình quân 4% trong năm nay, đặc biệt một số nước như Chile, Bolivia, Ecuador, Peru, Uruguay và Venezuela đạt mức tăng trên 10%.
Theo ECLAC, cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và tăng trưởng khiêm tốn của kinh tế Mỹ đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu của Mỹ Latinh và Caribe, khiến tổng kim ngạch chỉ tăng 1,6% trong năm nay so với mức 22,3% của năm ngoái.
Bà Bárcena dự báo năm tới, bất chấp những khó khăn của kinh tế châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, Mỹ Latinh và Caribe sẽ đạt tăng trưởng 3,8%, do kinh tế Brazil và Argentina phục hồi và một số nước tại khu vực duy trì được nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, bà nêu rõ triển vọng kinh tế khu vực này sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của kinh tế thế giới.
Theo dự kiến, các nước đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm tới là Paraguay (8,5%), Panama (7,5%), Peru (6%), Haiti (6%), Bolivia (5%), Guyana (4,9%), Chile (4,8%), Surinam (4,7%), Nicaragua và Colombia (4,5%).
Trong khi đó, ba nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil, Mexico và Argentina sẽ đạt lần lượt 4%; 3,5% và 3,9%. Các nước đứng cuối danh sách xếp hạng tăng trưởng 33 nước tại khu vực là Jamaica (0,1%) và Barbados (1%)./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)