Trong vài ngày qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới lại đang xuất hiện một loạt những dấu hiệu cho thấy chiều hướng phát triển chậm lại.
Những biểu hiện yếu kém này càng củng cố cho quyết định mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp và gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), tiếp tục in thêm tiền để tung vào nền kinh tế.
Dấu hiệu đầu tiên phản ánh sự phục hồi chưa thật vững chắc của nền kinh tế Mỹ là từ thị trường việc làm. Ngày 16/5, Bộ Lao động Mỹ thông báo trong tuần trước, số lượng công nhân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh nhất (tăng 32.000 người so với tuần trước nữa) trong vòng sáu tháng qua, lên 360.000 người.
Trong khi đó, thị trường bất động sản từng là một điểm sáng của nền kinh tế nhưng trong tháng qua cũng xuất hiện dấu hiệu tiêu cực. Báo cáo của Bộ Thương mại cho biết trong tháng Tư, số lượng các công trình xây dựng nhà ở mới giảm tới 16,5%, cho dù chính sách lãi suất thấp vẫn đang phát huy tác dụng, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân vay tiền.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng trước ở Mỹ giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008, tới 0,4%. Đây là dấu hiệu chứng tỏ chi tiêu của người tiêu dùng - yếu tố đóng góp tới 2/3 vào các hoạt động của nền kinh tế - đang chững lại. Giá tiêu dùng giảm khiến tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng qua ở Mỹ chỉ tăng ở mức 1,1%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 2% mà Fed đặt ra.
Với những dấu hiệu trên đây, chuyên gia kinh tế Sam Bullard thuộc Ngân hàng Wells Fargo dự báo trong quý 2/2013 nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể sẽ chậm lại. Một số chuyên gia dự báo GDP của Mỹ trong quý 2 này có thể chỉ tăng 1,6%, so với mức tăng 2,5% trong quý đầu năm.
Chính sách giảm chi tiêu của chính phủ và việc ngân sách tài khóa 2013 bị tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD càng làm cho đà phục hồi của kinh tế Mỹ khó khăn hơn./.
Những biểu hiện yếu kém này càng củng cố cho quyết định mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp và gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3), tiếp tục in thêm tiền để tung vào nền kinh tế.
Dấu hiệu đầu tiên phản ánh sự phục hồi chưa thật vững chắc của nền kinh tế Mỹ là từ thị trường việc làm. Ngày 16/5, Bộ Lao động Mỹ thông báo trong tuần trước, số lượng công nhân Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh nhất (tăng 32.000 người so với tuần trước nữa) trong vòng sáu tháng qua, lên 360.000 người.
Trong khi đó, thị trường bất động sản từng là một điểm sáng của nền kinh tế nhưng trong tháng qua cũng xuất hiện dấu hiệu tiêu cực. Báo cáo của Bộ Thương mại cho biết trong tháng Tư, số lượng các công trình xây dựng nhà ở mới giảm tới 16,5%, cho dù chính sách lãi suất thấp vẫn đang phát huy tác dụng, khuyến khích các doanh nghiệp và người dân vay tiền.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng trước ở Mỹ giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008, tới 0,4%. Đây là dấu hiệu chứng tỏ chi tiêu của người tiêu dùng - yếu tố đóng góp tới 2/3 vào các hoạt động của nền kinh tế - đang chững lại. Giá tiêu dùng giảm khiến tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng qua ở Mỹ chỉ tăng ở mức 1,1%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 2% mà Fed đặt ra.
Với những dấu hiệu trên đây, chuyên gia kinh tế Sam Bullard thuộc Ngân hàng Wells Fargo dự báo trong quý 2/2013 nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể sẽ chậm lại. Một số chuyên gia dự báo GDP của Mỹ trong quý 2 này có thể chỉ tăng 1,6%, so với mức tăng 2,5% trong quý đầu năm.
Chính sách giảm chi tiêu của chính phủ và việc ngân sách tài khóa 2013 bị tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD càng làm cho đà phục hồi của kinh tế Mỹ khó khăn hơn./.
Thái Hùng (TTXVN)