Giữa lúc châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng nợ công "đau đớn," nền kinh tế Mỹ đang dần khép lại năm 2011 với những mảng màu "tươi sáng" hơn: thị trường lao động từng bước được cải thiện, người tiêu dùng mở ví chi tiêu nhiều hơn trong kỳ mua sắm cuối năm, sức ép trên thị trường bất động sản đã phần nào được giải tỏa, giá xăng dầu rẻ hơn, trong khi lượng đơn đặt hàng công nghiệp đang tăng trở lại.
Trên thực tế, hồi mùa Hè năm nay đã xuất hiện những dự đoán về khả năng Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế mới.
Tuy nhiên, thực tế đến nay đã chứng minh nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng trưởng nhanh hơn mỗi quý và ba tháng cuối năm 2011 ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất.
Theo kết quả khảo sát do hãng tin AP tiến hành với các nhà kinh tế học, hầu hết họ đều loại trừ nguy cơ Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái và dự đoán kinh tế nước này có thể tăng trưởng tới 3% trong quý 4/2011, mức cao nhất kể từ mức tăng 3,8% ghi nhận hồi đầu năm 2010.
Số người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần từ 12-18/12 chỉ là 366.000 người, giảm mạnh so với mức đỉnh 659.000 người hồi tháng 3/2009. Ngay cả thời điểm kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, con số này vẫn ở mức 280.000-350.000 người.
Tháng 11/2011, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 9% trong tháng 10 xuống 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Theo số liệu của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ đang tăng cường tuyển dụng trở lại, khi lòng tin kinh doanh cải thiện hơn.
Trong khi đó, kỳ mua sắm và Giáng sinh cuối năm hóa ra tốt hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tăng khoảng 2,5% trong tháng 11/2011, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp. Người Mỹ cũng chi tới 32 tỷ USD cho hoạt động mua sắm trực tuyến, tăng 15% so với năm ngoái.
Nhìn chung, dân Mỹ cảm thấy bức tranh kinh tế đất nước đã tốt hơn nhiều so với cuộc khảo sát thực hiện hồi tháng 7/2011.
Cụ thể, chỉ số lòng tin tiêu dùng tăng 15 điểm, lên 56 điểm trong tháng 11 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 4/2003. Trong giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất, chỉ số này từng giảm xuống 25 điểm.
Việc giá xăng dầu và khí đốt giảm đã khiến người tiêu dùng Mỹ có thêm nguồn lực để chi tiêu, mua sắm nhiều mặt hàng khác để thúc đẩy nền kinh tế. Hiện giá xăng trung bình tại Mỹ là 3,21 USD/gallon, giảm so với mức đỉnh 3,98 USD/gallon (1,05 USD/lít) hồi tháng 5/2011.
Về lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ nhà xây mới đã tăng trên 9% trong tháng 11/2011 so với tháng trước đó, doanh số bán nhà cũng tăng 4% tháng này.
Tuy nhiên, cũng có không ít nhà kinh tế lo ngại sự đột phá bất ngờ của kinh tế Mỹ giai đoạn cuối năm 2011 là không bền vững, một phần do mức lương trung bình của người lao động chưa tăng tương xứng với tỷ lệ lạm phát cả năm.
Nếu tính toán dựa trên số liệu điều chỉnh lạm phát, mức lương hàng tuần của người lao động trong tháng 11/2011 lại giảm 1,8% so với tháng trước đó.
Mặt khác, bản thân nội bộ nước Mỹ cần vượt qua các bất đồng chính trị trong nước khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa chưa thể nhất trí về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách, đồng thời rủi ro khi châu Âu trượt dài vào suy thoái có thể tác động trực tiếp tới kinh tế toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng./.
Trên thực tế, hồi mùa Hè năm nay đã xuất hiện những dự đoán về khả năng Mỹ có thể rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế mới.
Tuy nhiên, thực tế đến nay đã chứng minh nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng trưởng nhanh hơn mỗi quý và ba tháng cuối năm 2011 ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất.
Theo kết quả khảo sát do hãng tin AP tiến hành với các nhà kinh tế học, hầu hết họ đều loại trừ nguy cơ Mỹ có thể rơi trở lại suy thoái và dự đoán kinh tế nước này có thể tăng trưởng tới 3% trong quý 4/2011, mức cao nhất kể từ mức tăng 3,8% ghi nhận hồi đầu năm 2010.
Số người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần từ 12-18/12 chỉ là 366.000 người, giảm mạnh so với mức đỉnh 659.000 người hồi tháng 3/2009. Ngay cả thời điểm kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, con số này vẫn ở mức 280.000-350.000 người.
Tháng 11/2011, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 9% trong tháng 10 xuống 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Theo số liệu của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ đang tăng cường tuyển dụng trở lại, khi lòng tin kinh doanh cải thiện hơn.
Trong khi đó, kỳ mua sắm và Giáng sinh cuối năm hóa ra tốt hơn rất nhiều so với kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tăng khoảng 2,5% trong tháng 11/2011, đánh dấu tháng tăng thứ 6 liên tiếp. Người Mỹ cũng chi tới 32 tỷ USD cho hoạt động mua sắm trực tuyến, tăng 15% so với năm ngoái.
Nhìn chung, dân Mỹ cảm thấy bức tranh kinh tế đất nước đã tốt hơn nhiều so với cuộc khảo sát thực hiện hồi tháng 7/2011.
Cụ thể, chỉ số lòng tin tiêu dùng tăng 15 điểm, lên 56 điểm trong tháng 11 vừa qua, mức cao nhất kể từ tháng 4/2003. Trong giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất, chỉ số này từng giảm xuống 25 điểm.
Việc giá xăng dầu và khí đốt giảm đã khiến người tiêu dùng Mỹ có thêm nguồn lực để chi tiêu, mua sắm nhiều mặt hàng khác để thúc đẩy nền kinh tế. Hiện giá xăng trung bình tại Mỹ là 3,21 USD/gallon, giảm so với mức đỉnh 3,98 USD/gallon (1,05 USD/lít) hồi tháng 5/2011.
Về lĩnh vực bất động sản, tỷ lệ nhà xây mới đã tăng trên 9% trong tháng 11/2011 so với tháng trước đó, doanh số bán nhà cũng tăng 4% tháng này.
Tuy nhiên, cũng có không ít nhà kinh tế lo ngại sự đột phá bất ngờ của kinh tế Mỹ giai đoạn cuối năm 2011 là không bền vững, một phần do mức lương trung bình của người lao động chưa tăng tương xứng với tỷ lệ lạm phát cả năm.
Nếu tính toán dựa trên số liệu điều chỉnh lạm phát, mức lương hàng tuần của người lao động trong tháng 11/2011 lại giảm 1,8% so với tháng trước đó.
Mặt khác, bản thân nội bộ nước Mỹ cần vượt qua các bất đồng chính trị trong nước khi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa chưa thể nhất trí về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách, đồng thời rủi ro khi châu Âu trượt dài vào suy thoái có thể tác động trực tiếp tới kinh tế toàn cầu nói chung và Mỹ nói riêng./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)