Nhìn bề ngoài, kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi mạnh hơn khi người tiêu dùng nước này "mở ví" để chi tiêu mạnh hơn trong kỳ mua sắm cuối năm sau ba năm tằn tiện và thắt lưng buộc bụng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn thận trọng cho rằng quá trình phục hồi kinh tế Mỹ vẫn kéo dài và nền kinh tế lớn nhất thế giới này cần vượt qua hàng loạt "thách thức cũ," trong đó có vấn đề thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và rủi ro từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu trong ngắn hạn.
Các nhà kinh tế ước tính hàng nghìn tỷ USD của các hộ gia đình Mỹ đã "bốc hơi" trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi sự sụt giảm giá trị nhà đất và cổ phiếu đang đè nặng lên nhu cầu tiêu thụ khu vực tư nhân.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này đã tiếp tục giảm thêm 2.400 tỷ USD xuống 57.400 tỷ USD tính tới cuối tháng 9/2011, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008. Như vậy, giá trị tài sản các hộ gia đình Mỹ đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh trước khủng hoảng tài chính.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, Robert Solow cho biết: "Kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau giai đoạn suy thoái, ít nhất cho đến khi xuất hiện sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ."
Đối với vấn đề thất nghiệp, các thị trường đã phản ứng tích cực phần nào hơn trước số liệu việc làm mới công bố, khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm 0,4% xuống 8,6% trong tháng 11 vừa qua, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, song vẫn ở mức cao khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 8% trong 34 tháng liên tiếp.
Chuyên gia kinh tế Heidi Shierholz tại Viện chính sách kinh tế (có trụ sở tại Washington) nhận định, với tốc độ tăng trưởng việc làm hiện nay thì Mỹ sẽ phải mất trên 20 năm mới có thể phục hồi về mức thất nghiệp trước khủng hoảng.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,9% trong sáu tháng đầu năm nay và 2% trong quý 3 vừa qua, mức tăng chưa đủ mạnh để tạo ra sự đột phát trên thị trường lao động. Về phần mình, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tháng trước cho rằng thị trường lao động nước này sẽ từng bước cải thiện trong vòng hai năm tới, song tốc độ sẽ rất chậm.
Kết thúc tài khóa 2011 vào cuối tháng Chín vừa qua, chính quyền liên bang Mỹ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 1.299 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ dưới kỷ lục 1.410 tỷ USD trong tài khóa 2009.
Tổng nợ công của Mỹ cũng đã chạm ngưỡng 15.000 tỷ USD. Chi phí khổng lồ cho các cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, chính sách giảm thuế mạnh tay của cựu Tổng thống George W. Bush và các biện pháp kích thích kinh tế dưới thời Tổng thống Barack Obama nhằm vực dậy nền kinh tế là những nguyên nhân khiến quả bóng nợ công của Mỹ liên tục "căng phồng."
Quyết định hạ mức xếp hạng tín nhiệm lịch sử của Standard & Poor's (S&P) hồi tháng 8/2011 như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự ổn định và vị thế tài chính của Mỹ.
Bên cạnh các thách thức trong nước còn tồn tại, các rủi ro bên ngoài đối với kinh tế Mỹ là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, khu vực vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nếu tình hình tại châu Âu diễn biến xấu đi thì sự phục hồi của kinh tế Mỹ có thể bị trật bánh, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể tăng trở lại ngưỡng hai con số.
Hiện FED đang tiến hành kiểm tra sức khỏe các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ dựa trên kịch bản xấu nhất là tỷ lệ thất nghiệp 13% và sự hỗn loạn kinh tế sau khi châu Âu không thể giải quyết được vấn đề nợ công./.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn thận trọng cho rằng quá trình phục hồi kinh tế Mỹ vẫn kéo dài và nền kinh tế lớn nhất thế giới này cần vượt qua hàng loạt "thách thức cũ," trong đó có vấn đề thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách và rủi ro từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu trong ngắn hạn.
Các nhà kinh tế ước tính hàng nghìn tỷ USD của các hộ gia đình Mỹ đã "bốc hơi" trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi sự sụt giảm giá trị nhà đất và cổ phiếu đang đè nặng lên nhu cầu tiêu thụ khu vực tư nhân.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này đã tiếp tục giảm thêm 2.400 tỷ USD xuống 57.400 tỷ USD tính tới cuối tháng 9/2011, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008. Như vậy, giá trị tài sản các hộ gia đình Mỹ đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh trước khủng hoảng tài chính.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, Robert Solow cho biết: "Kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau giai đoạn suy thoái, ít nhất cho đến khi xuất hiện sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ."
Đối với vấn đề thất nghiệp, các thị trường đã phản ứng tích cực phần nào hơn trước số liệu việc làm mới công bố, khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm 0,4% xuống 8,6% trong tháng 11 vừa qua, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, song vẫn ở mức cao khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 8% trong 34 tháng liên tiếp.
Chuyên gia kinh tế Heidi Shierholz tại Viện chính sách kinh tế (có trụ sở tại Washington) nhận định, với tốc độ tăng trưởng việc làm hiện nay thì Mỹ sẽ phải mất trên 20 năm mới có thể phục hồi về mức thất nghiệp trước khủng hoảng.
Trong khi đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,9% trong sáu tháng đầu năm nay và 2% trong quý 3 vừa qua, mức tăng chưa đủ mạnh để tạo ra sự đột phát trên thị trường lao động. Về phần mình, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tháng trước cho rằng thị trường lao động nước này sẽ từng bước cải thiện trong vòng hai năm tới, song tốc độ sẽ rất chậm.
Kết thúc tài khóa 2011 vào cuối tháng Chín vừa qua, chính quyền liên bang Mỹ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách 1.299 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ dưới kỷ lục 1.410 tỷ USD trong tài khóa 2009.
Tổng nợ công của Mỹ cũng đã chạm ngưỡng 15.000 tỷ USD. Chi phí khổng lồ cho các cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, chính sách giảm thuế mạnh tay của cựu Tổng thống George W. Bush và các biện pháp kích thích kinh tế dưới thời Tổng thống Barack Obama nhằm vực dậy nền kinh tế là những nguyên nhân khiến quả bóng nợ công của Mỹ liên tục "căng phồng."
Quyết định hạ mức xếp hạng tín nhiệm lịch sử của Standard & Poor's (S&P) hồi tháng 8/2011 như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự ổn định và vị thế tài chính của Mỹ.
Bên cạnh các thách thức trong nước còn tồn tại, các rủi ro bên ngoài đối với kinh tế Mỹ là cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, khu vực vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nếu tình hình tại châu Âu diễn biến xấu đi thì sự phục hồi của kinh tế Mỹ có thể bị trật bánh, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể tăng trở lại ngưỡng hai con số.
Hiện FED đang tiến hành kiểm tra sức khỏe các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ dựa trên kịch bản xấu nhất là tỷ lệ thất nghiệp 13% và sự hỗn loạn kinh tế sau khi châu Âu không thể giải quyết được vấn đề nợ công./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)