Kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 4,3% trong quý 2/2013 so với cùng kỳ năm 2012, sau khi đạt mức tăng trưởng 4,1% trong quý 1/2013, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhu cầu trong nước.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara), tiến sỹ Zeti Akhtar Aziz, cho biết mặc dù nhu cầu trong nước mạnh, hiệu suất tăng trưởng chung vẫn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu xuất khẩu yếu.
Trong vòng 5-6 tháng qua, xuất khẩu của Malaysia tăng trưởng âm trong khi nhập khẩu tăng mạnh, dẫn tới xuất khẩu ròng - yếu tố góp phần vào hiệu suất tổng thể của nền kinh tế, trong thời kỳ này sẽ có thể -36%.
Bà Zeti cho biết, trong quý 2/2013, tiêu dùng cá nhân tăng 7,2% do điều kiện làm việc ổn định và tăng trưởng tiền lương bền vững trong các lĩnh vực theo định hướng trong nước, trong khi tiêu thụ công cũng tăng 11,1%, phản ánh chi tiêu chính phủ cao hơn chủ yếu là về vật tư và dịch vụ.
Cũng trong quý vừa qua, tỷ lệ lạm phát của Malaysia đứng ở mức cao 1,8% so với 1,5% của quý trước đó, do giá các loại thực phẩm và đồ uống không cồn, nhà ở, điện, nước, khí đốt và các loại nhiên liệu tăng.
Thặng dư tài khoản vãng lai trong quý này đạt 2,6 tỷ ringgit (790 triệu USD), tương đương 1,1% thu nhập quốc dân, giảm so với 8,7 tỷ ringgit trong quý trước.
Mặc dù thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp, Ngân hàng Trung ương Malaysia vẫn tin tưởng rằng sẽ vẫn duy trì thặng dư trong những tháng còn lại của năm nay và đến năm 2015.
Lo ngại về sự thu hẹp thặng dư tài khoản vãng lai là không đáng kể, bà Zeti cho biết, minh chứng rằng dự trữ của Malaysia vẫn ở mức cao, với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Malaysia tính đến ngày 28/6 là 432,8 tỷ ringgit (131,5 tỷ USD) và đến ngày 31/7 là 438,3 tỷ ringgit (133,2 tỷ USD).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/8, bà Zeti nói rằng do sự sụt giảm của xuất khẩu kéo dài, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP của năm nay xuống còn 4,5-5% so với dự báo 5-6% trước đó.
Bà cho biết, trong nửa đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,2%. Vì vậy, mặc dù sẽ đạt được tiến độ khả quan trong nửa cuối năm, tăng trưởng kinh tế của Malaysia sẽ ở mức khiêm tốn so với dự đoán trước đó./.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara), tiến sỹ Zeti Akhtar Aziz, cho biết mặc dù nhu cầu trong nước mạnh, hiệu suất tăng trưởng chung vẫn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu xuất khẩu yếu.
Trong vòng 5-6 tháng qua, xuất khẩu của Malaysia tăng trưởng âm trong khi nhập khẩu tăng mạnh, dẫn tới xuất khẩu ròng - yếu tố góp phần vào hiệu suất tổng thể của nền kinh tế, trong thời kỳ này sẽ có thể -36%.
Bà Zeti cho biết, trong quý 2/2013, tiêu dùng cá nhân tăng 7,2% do điều kiện làm việc ổn định và tăng trưởng tiền lương bền vững trong các lĩnh vực theo định hướng trong nước, trong khi tiêu thụ công cũng tăng 11,1%, phản ánh chi tiêu chính phủ cao hơn chủ yếu là về vật tư và dịch vụ.
Cũng trong quý vừa qua, tỷ lệ lạm phát của Malaysia đứng ở mức cao 1,8% so với 1,5% của quý trước đó, do giá các loại thực phẩm và đồ uống không cồn, nhà ở, điện, nước, khí đốt và các loại nhiên liệu tăng.
Thặng dư tài khoản vãng lai trong quý này đạt 2,6 tỷ ringgit (790 triệu USD), tương đương 1,1% thu nhập quốc dân, giảm so với 8,7 tỷ ringgit trong quý trước.
Mặc dù thặng dư tài khoản vãng lai thu hẹp, Ngân hàng Trung ương Malaysia vẫn tin tưởng rằng sẽ vẫn duy trì thặng dư trong những tháng còn lại của năm nay và đến năm 2015.
Lo ngại về sự thu hẹp thặng dư tài khoản vãng lai là không đáng kể, bà Zeti cho biết, minh chứng rằng dự trữ của Malaysia vẫn ở mức cao, với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Malaysia tính đến ngày 28/6 là 432,8 tỷ ringgit (131,5 tỷ USD) và đến ngày 31/7 là 438,3 tỷ ringgit (133,2 tỷ USD).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/8, bà Zeti nói rằng do sự sụt giảm của xuất khẩu kéo dài, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP của năm nay xuống còn 4,5-5% so với dự báo 5-6% trước đó.
Bà cho biết, trong nửa đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,2%. Vì vậy, mặc dù sẽ đạt được tiến độ khả quan trong nửa cuối năm, tăng trưởng kinh tế của Malaysia sẽ ở mức khiêm tốn so với dự đoán trước đó./.
Kim Dung (TTXVN)