"Kinh tế Italy sẽ sụt giảm khoảng 2% trong năm 2012"

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy nhận định nền kinh tế nước này trong năm nay sẽ sụt giảm khoảng 2%, nhiều hơn so với dự báo.
Thống đốc Ngân hàngTrung ương Italy Ignazio Visco cho rằng nền kinh tế Italy sẽ sụt giảm nhiềuhơn so với các dự báo trước đó, nhưng theo ông, vẫn có “ánh sáng ở cuối đườnghầm.”

Theo ông Visco, nền kinhtế Italy sẽ sụt giảm khoảng 2% trong năm nay. Nhận định này được ông Visco đưara trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo hàng đầu của Italy, tờ Corriere dellaSera ngày 8/7 căn cứ vào các dự báo mới nhất.

Ông Visco cũng kêu gọi thông quamột "tinh thần Italy mới" để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ởkhu vực đồng euro.

Hồi cuối tháng Năm, ông Visco nói rằng mức sụt giảm của nềnkinh tế Italy trong năm nay có thể được giữ ở mức khoảng 1,5%.

Cũng theo đánh giá củaông Visco, “2012 sẽ là một năm tiêu cực, nhưng nếu tình hình không trở nên tồitệ hơn, nếu nguy cơ về lãi suất giảm bớt, và nếu một giải pháp cho cuộc khủnghoảng nợ công được chia sẻ, gánh vác ở cấp độ Châu Âu, chúng ta có thể nhận thấyánh sáng ở cuối đường hầm vào cuối năm nay.”

Thủ tướng Italy MarioMonti đã nhân Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu mới đây tại Brussels(28-29/6) để tăng cường thúc đẩy đề xuất của ông về việc thiết lập một “hệ thốngphòng thủ” chống lại các mức chi phí vay mượn cao.

Tuy nhiên trong khi các thị trườngđã tạm thời được xoa dịu sau Hội nghị này, tỷ lệ lãi suất mà các nhà đầu tư yêucầu khi mua những khoản nợ của Italy đang gia tăng trở lại.

Giống như ôngMonti, Thống đốc Visco nói rằng “Roma đang bị trừng phạt một cách không công bằng.”

Ông Visco thừa nhận sựchênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ giữa Italy và Đức hiện nay chủ yếu làdo lỗi của Italy, đó là nợ công cao, nền kinh tế thiếu khả năng cạnh tranh vàtiềm năng tăng trưởng thấp.

Nền kinh tế Italy bịrơi vào tình trạng suy thoái vào cuối năm 2011 và GDP của nước này đã sụt giảm0,8% trong quý 1/2012 tiếp sau một loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng đầy khắcnghiệt của Chính phủ Monti nhằm mục đích cứu nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủnghoảng nợ ở khu vực đồng euro.

Ông Visco đã ca ngợi Thủtướng Monti về những cải cách được thực hiện bấy lâu nay, nhưng kêu gọi “cần phảicó sự gia tăng đầu tư ở nước này."

Theo ông, để có tiền, điều đặc biệt cần thiếtlà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italy phải được hỗ trợ trong việc nộp đơnxin được cấp các nguồn kinh phí của Châu Âu.

Italy sẽ thực hiện tốt việc thiếtlập một hệ thống nhằm giúp giải quyết các vấn đề hành chính, pháp lý và thuế cũngnhư chống lại tệ quan liêu, tham nhũng.

Ông Monti, lên lãnh đạomột chính phủ kỹ trị hồi tháng 11 năm ngoái, dự kiến sẽ từ chức vào tháng4/2013 khi Italy tổ chức tổng tuyển cử.

Thống đốc Visco nói rằng ông không thểdự đoán được điều gì sẽ xảy ra khi ông Monti từ chức, nhưng lên tiếng kêu gọicác chính đảng ở Italy vạch ra những kế hoạch tăng trưởng, không chỉ cho riêngnền kinh tế Italy.

Theo ông, hệ thống tài chính của khu vực đồng euro hiệnđang bị phân mảnh, và một đồng tiền chung không thể thành công trong bối cảnhnhư thế. Vì vậy, “một tinh thần Italy mới” là cần thiết và chìa khóa cho sựthành công ở đây là cần phải có sự hội nhập về tài chính./.

Ngự Bình/Rome (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục