Theo ông Destry Damayanti, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Mandiri, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia vẫn trên mức trung bình so với nhiều nước khác.
Trong quý 2/2012, GDP của "quốc gia vạn đảo" tăng trưởng 6,4%, cao hơn các nước thành viên khác trong ASEAN là Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam, với mức tăng trưởng dưới 6%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia tăng trưởng 6,1% trong năm nay và sẽ được đẩy lên 6,6% vào năm tới. Trong khi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo hai con số này lần lượt là 6,4% và 6,7%. Hồi đầu năm nay, các hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings và Moody's đã nâng thứ bậc xếp hạng của Indonesia, lần đầu tiên kể từ năm 1997. Động thái này cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ sau suy thoái của kinh tế Indonesia.
Đà tăng trưởng kinh tế của "quốc gia vạn đảo" chủ yếu được thúc đẩy nhờ chi tiêu tiêu dùng, hiện chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế của quốc gia này. Chi phí vay thấp đã khuyến khích người tiêu dùng mua nhà cửa, xe hơi, xe máy, điện thoại di động, máy tính và các hàng hoá khác. Năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã đưa ra kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế (MP3EI) trị giá 4.000 nghìn tỷ rupiah (420 tỷ USD), tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng đường giao thông, sân bay, cảng biển, nhằm đưa kinh tế Indonesia lọt vào nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Nhà kinh tế cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Royal Bank of Scotland, Erik Lueth, nhận định các số liệu trong quý II/2012 cho thấy nhu cầu trong nước và đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng chính đối với kinh tế Indonesia. Nhờ vậy, Indonesia ít nhạy cảm hơn so với sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu. Theo nhà kinh tế Lueth, các khoản đầu tư nước ngoài đã giúp bù đắp sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu giảm, do nhu cầu niken, than đá và dầu cọ của châu Âu giảm.
Tuy nhiên, sự sụt giảm về nhu cầu và giá than thấp hơn khoảng 1/3 so với năm ngoái đã tác động tiêu cực đến các công ty khai mỏ ở Kalimantan. Tập đoàn khai mỏ Adaro Energy tuyên bố sẽ hạn chế sản lượng để ngăn chặn đà xuống của giá than. Cổ phiếu của công ty Vale Indonesia, nhà sản xuất niken lớn nhất Indonesia, đã giảm 28% và lợi nhuận ròng giảm mạnh tới 99% trong nửa đầu nửa đầu năm nay.
Blooomberg cho biết việc Indonesia thâm hụt thương mại liên tục từ tháng 4 đến tháng 7/2012, đã khiến giá trị của đồng nội tệ rupiah giảm 5,5% so với đồng USD, mức giảm tồi tệ thứ hai ở châu Á, sau Ấn Độ. Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI), Darmin Nasution thừa nhận BI sẵn sàng cho phép đồng rupiah giảm giá hơn nữa, để tăng sức cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù tỷ lệ lạm phát thấp, nhịp độ tăng trưởng trong nước mạnh mẽ và thâm hụt ngân sách thấp, song ông Nasution không bác bỏ khả năng BI sẽ can thiệp vào thị trường bằng cách bán ra ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ của Indonesia đạt kỷ lục 124,6 tỷ USD hồi tháng 8/2011, khi tỷ giá hối đoái là 8.500 rupiah/USD. Nhưng hiện nay con số này đã giảm xuống 106,6 tỷ USD với tỷ giá hối đoái 9.560 rupiah/USD.
Thống đốc Nasution đánh giá rằng năng lực công nghiệp của Indonesia là điểm yếu nhất trong hoạt động kinh tế của đất nước. Các ngành công nghiệp đã nhập khẩu nhiều hàng hóa trong bối cảnh xuất khẩu suy yếu. Thâm hụt thương mại của Indonesia trong tháng 6/2012 đã tăng lên mức kỷ lục 1,3 tỷ USD, khiến thâm hụt trong cả quý II/2012 tăng lên 229 triệu USD. Trong khi đó, thâm hụt tài khoản vãng lai trong cùng quý tăng lên 6,9 tỷ USD, tương đương 3,1% GDP.
Chủ tịch Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM) Chatib Basri đã trấn an rằng không cần quá lo lắng về thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai, bởi ngay cả trong quá khứ khi có mức tăng trưởng rất cao, Indonesia đã luôn trải qua tình trạng thâm hụt và có được sự cân bằng nhờ viện trợ nước ngoài. Nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng vay mượn có thể trở nên rất tốn kém, ngay cả khi BI duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 5,75%.
Trong đợt bán trái phiếu chính phủ hồi cuối tháng 8/2012, Bộ Tài chính Indonesia chỉ bán được lượng trái phiếu trị giá 3.840 tỷ rupiah, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 6.000 tỷ rupiah. Lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đã bắt đầu tăng lên 6% vào cuối tháng 8, từ mức 5,5% trước đó một tháng./.
Trong quý 2/2012, GDP của "quốc gia vạn đảo" tăng trưởng 6,4%, cao hơn các nước thành viên khác trong ASEAN là Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam, với mức tăng trưởng dưới 6%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia tăng trưởng 6,1% trong năm nay và sẽ được đẩy lên 6,6% vào năm tới. Trong khi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo hai con số này lần lượt là 6,4% và 6,7%. Hồi đầu năm nay, các hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings và Moody's đã nâng thứ bậc xếp hạng của Indonesia, lần đầu tiên kể từ năm 1997. Động thái này cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ sau suy thoái của kinh tế Indonesia.
Đà tăng trưởng kinh tế của "quốc gia vạn đảo" chủ yếu được thúc đẩy nhờ chi tiêu tiêu dùng, hiện chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế của quốc gia này. Chi phí vay thấp đã khuyến khích người tiêu dùng mua nhà cửa, xe hơi, xe máy, điện thoại di động, máy tính và các hàng hoá khác. Năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã đưa ra kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế (MP3EI) trị giá 4.000 nghìn tỷ rupiah (420 tỷ USD), tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng đường giao thông, sân bay, cảng biển, nhằm đưa kinh tế Indonesia lọt vào nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Nhà kinh tế cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Royal Bank of Scotland, Erik Lueth, nhận định các số liệu trong quý II/2012 cho thấy nhu cầu trong nước và đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng chính đối với kinh tế Indonesia. Nhờ vậy, Indonesia ít nhạy cảm hơn so với sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu. Theo nhà kinh tế Lueth, các khoản đầu tư nước ngoài đã giúp bù đắp sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu giảm, do nhu cầu niken, than đá và dầu cọ của châu Âu giảm.
Tuy nhiên, sự sụt giảm về nhu cầu và giá than thấp hơn khoảng 1/3 so với năm ngoái đã tác động tiêu cực đến các công ty khai mỏ ở Kalimantan. Tập đoàn khai mỏ Adaro Energy tuyên bố sẽ hạn chế sản lượng để ngăn chặn đà xuống của giá than. Cổ phiếu của công ty Vale Indonesia, nhà sản xuất niken lớn nhất Indonesia, đã giảm 28% và lợi nhuận ròng giảm mạnh tới 99% trong nửa đầu nửa đầu năm nay.
Blooomberg cho biết việc Indonesia thâm hụt thương mại liên tục từ tháng 4 đến tháng 7/2012, đã khiến giá trị của đồng nội tệ rupiah giảm 5,5% so với đồng USD, mức giảm tồi tệ thứ hai ở châu Á, sau Ấn Độ. Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI), Darmin Nasution thừa nhận BI sẵn sàng cho phép đồng rupiah giảm giá hơn nữa, để tăng sức cạnh tranh xuất khẩu. Mặc dù tỷ lệ lạm phát thấp, nhịp độ tăng trưởng trong nước mạnh mẽ và thâm hụt ngân sách thấp, song ông Nasution không bác bỏ khả năng BI sẽ can thiệp vào thị trường bằng cách bán ra ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ của Indonesia đạt kỷ lục 124,6 tỷ USD hồi tháng 8/2011, khi tỷ giá hối đoái là 8.500 rupiah/USD. Nhưng hiện nay con số này đã giảm xuống 106,6 tỷ USD với tỷ giá hối đoái 9.560 rupiah/USD.
Thống đốc Nasution đánh giá rằng năng lực công nghiệp của Indonesia là điểm yếu nhất trong hoạt động kinh tế của đất nước. Các ngành công nghiệp đã nhập khẩu nhiều hàng hóa trong bối cảnh xuất khẩu suy yếu. Thâm hụt thương mại của Indonesia trong tháng 6/2012 đã tăng lên mức kỷ lục 1,3 tỷ USD, khiến thâm hụt trong cả quý II/2012 tăng lên 229 triệu USD. Trong khi đó, thâm hụt tài khoản vãng lai trong cùng quý tăng lên 6,9 tỷ USD, tương đương 3,1% GDP.
Chủ tịch Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM) Chatib Basri đã trấn an rằng không cần quá lo lắng về thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai, bởi ngay cả trong quá khứ khi có mức tăng trưởng rất cao, Indonesia đã luôn trải qua tình trạng thâm hụt và có được sự cân bằng nhờ viện trợ nước ngoài. Nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng vay mượn có thể trở nên rất tốn kém, ngay cả khi BI duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 5,75%.
Trong đợt bán trái phiếu chính phủ hồi cuối tháng 8/2012, Bộ Tài chính Indonesia chỉ bán được lượng trái phiếu trị giá 3.840 tỷ rupiah, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 6.000 tỷ rupiah. Lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đã bắt đầu tăng lên 6% vào cuối tháng 8, từ mức 5,5% trước đó một tháng./.
Việt Tú (TTXVN)