Xuất khẩu của Đức trong tháng 4/2012 đã có dấu hiệu chậm lại, trong khi hoạt động nhập khẩu suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng hai năm qua. Điều này càng chứng tỏ rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bắt đầu cảm nhận những “đợt gió lạnh” đầu tiên của "cơn bão" khủng hoảng nợ, vốn đã hoành hành dai dẳng tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung (Eurozone) suốt hai năm qua.
Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng thống kê Liên bang Đức (FSO), kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng Tư vừa qua đã giảm 1,7%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2011. Trong đó, xuất khẩu sang các nước Eurozone giảm tới 3,6% so với cùng kỳ năm 2011, song lại được bù đắp bởi mức tăng 10,3% trong hoạt động xuất khẩu tới các khu vực khác, đặc biệt là châu Á.
Cùng kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức cũng giảm tới 4,8%, trái với dự báo ổn định của giới phân tích. Các chuyên gia kinh tế dự báo hoạt động xuất khẩu của Đức sẽ tiếp tục “trượt dốc” trong những tháng tới.
Các số liệu thương mại mới đây giữa Đức và châu Âu càng làm dấy lên lo ngại rằng khả năng “miễn dịch” của Đức trước cuộc khủng hoảng nợ đang dần suy yếu, giữa lúc nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn của Eurozone lại mong đợi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng của Đức sẽ giúp “xoa dịu” những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) khẳng định xuất khẩu sang Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha hay thậm chí cả Italy đang dần trở nên ít quan trọng hơn đối với nền kinh tế Đức trong suốt hai thập niên qua, khi nó chỉ chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, so với mức tương ứng 16% được ghi nhận vào năm 1991.
Cho dù Đức vẫn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm các thị trường xuất khẩu triển vọng tại Eurozone và hạn chế nhập khẩu từ các nước thuộc liên minh tiền tệ này, nhất là Hy Lạp - quốc gia đang “vật lộn” với khủng hoảng nợ - song kim ngạch xuất khẩu của Berlin sang các thị trường ngoài châu Âu lại vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo các số liệu thống kê mới đây, trong ba tháng đầu năm 2012, Đức nhập khẩu ít hơn các hàng hóa từ Hy Lạp, Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn tới Mỹ, Nga và Nhật Bản.
Mặc dù các điều kiện bên ngoài không mấy khả quan, song tăng trưởng tiêu dùng cá nhân mạnh đã giúp kinh tế Đức đạt mức tăng trưởng 0,5% trong quý I/2012. Tuy nhiên, xuất khẩu sa sút và một số thông tin kinh tế đáng thất vọng trong tháng Tư như lượng đơn đặt hàng và sản lượng công nghiệp khiến nhiều người không khỏi lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế Đức.
Nhưng chuyên gia kinh tế Ulrike Rondorf từ Ngân hàng Commerzbank đã trấn an dư luận khi nhận định rằng kim ngạch xuất khẩu của Đức bất ngờ sụt giảm trong tháng 4/2012 phần nào là do sự điều chỉnh nhu cầu theo mùa chứ chưa hẳn là dấu hiệu suy giảm kinh tế.
Bundesbank vừa quyết định nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Đức trong cả năm nay từ 0,6% lên 1%, với hy vọng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung sẽ dần được cải thiện. Song ngân hàng này cũng đưa ra cảnh báo rằng tình trạng bất ổn gia tăng và những nguy cơ tiềm ẩn vẫn đe dọa đà tăng trưởng của kinh tế Đức, nhất là khi cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone bắt đầu lan sang các nền kinh tế lớn trong khu vực này./.
Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng thống kê Liên bang Đức (FSO), kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng Tư vừa qua đã giảm 1,7%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 12/2011. Trong đó, xuất khẩu sang các nước Eurozone giảm tới 3,6% so với cùng kỳ năm 2011, song lại được bù đắp bởi mức tăng 10,3% trong hoạt động xuất khẩu tới các khu vực khác, đặc biệt là châu Á.
Cùng kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức cũng giảm tới 4,8%, trái với dự báo ổn định của giới phân tích. Các chuyên gia kinh tế dự báo hoạt động xuất khẩu của Đức sẽ tiếp tục “trượt dốc” trong những tháng tới.
Các số liệu thương mại mới đây giữa Đức và châu Âu càng làm dấy lên lo ngại rằng khả năng “miễn dịch” của Đức trước cuộc khủng hoảng nợ đang dần suy yếu, giữa lúc nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn của Eurozone lại mong đợi nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng của Đức sẽ giúp “xoa dịu” những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực.
Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) khẳng định xuất khẩu sang Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha hay thậm chí cả Italy đang dần trở nên ít quan trọng hơn đối với nền kinh tế Đức trong suốt hai thập niên qua, khi nó chỉ chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, so với mức tương ứng 16% được ghi nhận vào năm 1991.
Cho dù Đức vẫn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm các thị trường xuất khẩu triển vọng tại Eurozone và hạn chế nhập khẩu từ các nước thuộc liên minh tiền tệ này, nhất là Hy Lạp - quốc gia đang “vật lộn” với khủng hoảng nợ - song kim ngạch xuất khẩu của Berlin sang các thị trường ngoài châu Âu lại vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo các số liệu thống kê mới đây, trong ba tháng đầu năm 2012, Đức nhập khẩu ít hơn các hàng hóa từ Hy Lạp, Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn tới Mỹ, Nga và Nhật Bản.
Mặc dù các điều kiện bên ngoài không mấy khả quan, song tăng trưởng tiêu dùng cá nhân mạnh đã giúp kinh tế Đức đạt mức tăng trưởng 0,5% trong quý I/2012. Tuy nhiên, xuất khẩu sa sút và một số thông tin kinh tế đáng thất vọng trong tháng Tư như lượng đơn đặt hàng và sản lượng công nghiệp khiến nhiều người không khỏi lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế Đức.
Nhưng chuyên gia kinh tế Ulrike Rondorf từ Ngân hàng Commerzbank đã trấn an dư luận khi nhận định rằng kim ngạch xuất khẩu của Đức bất ngờ sụt giảm trong tháng 4/2012 phần nào là do sự điều chỉnh nhu cầu theo mùa chứ chưa hẳn là dấu hiệu suy giảm kinh tế.
Bundesbank vừa quyết định nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế Đức trong cả năm nay từ 0,6% lên 1%, với hy vọng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung sẽ dần được cải thiện. Song ngân hàng này cũng đưa ra cảnh báo rằng tình trạng bất ổn gia tăng và những nguy cơ tiềm ẩn vẫn đe dọa đà tăng trưởng của kinh tế Đức, nhất là khi cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone bắt đầu lan sang các nền kinh tế lớn trong khu vực này./.
Minh Trang (TTXVN)