Các nền kinh tế tham gia Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN+3 - gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 174 tỷ USD trong năm đầu tiên thực hiện FTA này.
Theo một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu thương mại quốc tế thuộc trường Đại học Thai Chamber of Commerce công bố, 10 nền kinh tế ASEAN ước sẽ chiếm 66,5 tỷ USD trong tổng số trên. Giá trị xuất khẩu của 13 nền kinh tế ký kết FTA ASEAN+3 dự đoán sẽ tăng thêm 140 tỷ USD mỗi năm, với xuất khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có thêm lần lượt 47,4 tỷ USD và 44,3 tỷ USD.
Hiện FTA ASEAN+3 mới được triển khai thực hiện một phần vào đầu năm 2010, khi hiệp định về đề tài liên quan giữa ASEAN và Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Lịch trình thực hiện những thỏa thuận tương tự giữa ASEAN với Nhật Bản và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa được thông báo cụ thể.
Giám đốc Aat Pisanwwanich của Trung tâm kể trên nhận xét rằng Thái Lan và một số nước ASEAN có thể sẽ không hưởng lợi nhiều từ FTA khu vực và sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần thị trường, do thiếu chiến lược thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận thị trường, trong lúc sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn.
Gạo, hàng dệt may, các sản phẩm hóa dầu, thép và đồ điện là trong số những mặt hàng của Thái bị tác động nặng nề nhất bởi FTA.
Nghiên cứu trên cho rằng xuất khẩu gạo Thái sẽ gặp nhiều khó khăn, với thị phần gạo của Thái Lan có thể sẽ giảm từ mức 45% hiện nay xuống chỉ còn 26,48%.
Trong khi đó, gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều, với thị phần trên thị trường thế giới sẽ tăng từ 25% hiện nay lên 33,68% nhờ có giá chào bán thấp. Thái Lan và Việt Nam đang là hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới./.
Theo một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu thương mại quốc tế thuộc trường Đại học Thai Chamber of Commerce công bố, 10 nền kinh tế ASEAN ước sẽ chiếm 66,5 tỷ USD trong tổng số trên. Giá trị xuất khẩu của 13 nền kinh tế ký kết FTA ASEAN+3 dự đoán sẽ tăng thêm 140 tỷ USD mỗi năm, với xuất khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có thêm lần lượt 47,4 tỷ USD và 44,3 tỷ USD.
Hiện FTA ASEAN+3 mới được triển khai thực hiện một phần vào đầu năm 2010, khi hiệp định về đề tài liên quan giữa ASEAN và Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Lịch trình thực hiện những thỏa thuận tương tự giữa ASEAN với Nhật Bản và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa được thông báo cụ thể.
Giám đốc Aat Pisanwwanich của Trung tâm kể trên nhận xét rằng Thái Lan và một số nước ASEAN có thể sẽ không hưởng lợi nhiều từ FTA khu vực và sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần thị trường, do thiếu chiến lược thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận thị trường, trong lúc sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn.
Gạo, hàng dệt may, các sản phẩm hóa dầu, thép và đồ điện là trong số những mặt hàng của Thái bị tác động nặng nề nhất bởi FTA.
Nghiên cứu trên cho rằng xuất khẩu gạo Thái sẽ gặp nhiều khó khăn, với thị phần gạo của Thái Lan có thể sẽ giảm từ mức 45% hiện nay xuống chỉ còn 26,48%.
Trong khi đó, gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều, với thị phần trên thị trường thế giới sẽ tăng từ 25% hiện nay lên 33,68% nhờ có giá chào bán thấp. Thái Lan và Việt Nam đang là hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)