Tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm 2010 và bàn nhiệm vụ công tác sáu tháng cuối năm của Ban chỉ đạo Tây Nguyên diễn ra ngày 13/7 tại Pleiku, tỉnh Gia Lai, các đại biểu đều khẳng định nền kinh tế toàn vùng Tây Nguyên trong thời gian qua đã phát triển khá và mang nhiều yếu tố bền vững.
Tổng sản phẩm xã hội GDP tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó giá trị xuất khẩu công nghiệp và doanh thu dịch vụ du lịch ở hầu hết các tỉnh đều tăng khá. Đời sống của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến rõ nét nhờ sự quan tâm đầu tư chăm lo của Chính phủ như phát triển các Chương trình 134 (hỗ trợ nhà ở và giải quyết đất sản xuất), 135 (xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn).
Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận và đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn, nhằm đạt được mục tiêu trọng tâm của sáu tháng cuối năm là giữ vững an ninh chính trị, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của toàn vùng.
Những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu hút đầu tư và triển khai có hiệu quả các dự án đã cam kết đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân ở các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục đề xuất các chủ trương, giải pháp cho một số vấn đề cấp thiết ở Tây Nguyên như đầu tư xây dựng đường giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, tăng cường công tác dạy nghề, giải quyết việc làm ở các vùng dân tộc thiểu số.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên Lê Hồng Anh đã yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương làm tốt công tác thu hút đầu tư, triển khai tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên cơ sở tổ chức khai thác tiềm năng và thế mạnh ở từng vùng, không để xảy ra các vụ khiếu kiện trong dân./.
Tổng sản phẩm xã hội GDP tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó giá trị xuất khẩu công nghiệp và doanh thu dịch vụ du lịch ở hầu hết các tỉnh đều tăng khá. Đời sống của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến rõ nét nhờ sự quan tâm đầu tư chăm lo của Chính phủ như phát triển các Chương trình 134 (hỗ trợ nhà ở và giải quyết đất sản xuất), 135 (xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn).
Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận và đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn, nhằm đạt được mục tiêu trọng tâm của sáu tháng cuối năm là giữ vững an ninh chính trị, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của toàn vùng.
Những giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu hút đầu tư và triển khai có hiệu quả các dự án đã cam kết đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân ở các vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục đề xuất các chủ trương, giải pháp cho một số vấn đề cấp thiết ở Tây Nguyên như đầu tư xây dựng đường giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, tăng cường công tác dạy nghề, giải quyết việc làm ở các vùng dân tộc thiểu số.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên Lê Hồng Anh đã yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương làm tốt công tác thu hút đầu tư, triển khai tốt Nghị quyết 30a của Chính phủ, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên cơ sở tổ chức khai thác tiềm năng và thế mạnh ở từng vùng, không để xảy ra các vụ khiếu kiện trong dân./.
Văn Thông (TTXVN/Vietnam+)